+Aa-
    Zalo

    Hệ thống tên lửa THAAD của Mỹ có thể bị Triều Tiên đánh chặn?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các chuyên gia quân sự cho rằng khi Triều Tiên dội biển tên lửa vào Hàn Quốc thì sẽ là dấu chấm hết cho sự ưu việt của hệ thống THAAD.

    Các chuyên gia quân sự cho rằng khi Triều Tiên dội biển tên lửa vào Hàn Quốc thì sẽ là dấu chấm hết cho sự ưu việt của hệ thống THAAD.

    Báo Dân Việt đưa tin, Mỹ vừa thử thành công hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở bang Alaska. Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tại Guam và Hàn Quốc nhằm đối trọng trực tiếp với mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên. Lưới lửa này được đánh giá là “bách phát bách trúng” với tỉ lệ bắn thử trúng đích đạt 100%.

    Dù vậy, nhiều chuyên gia quân sự vẫn nghi ngại khả năng thực sự của THAAD, nhất là trong điều kiện thực chiến. Laura Grego, chuyên gia tên lửa tại Chương trình An ninh Toàn cầu, trực thuộc Liên đoàn các nhà khoa học giả định nếu Triều Tiên sử dụng chiến thuật “dội tên lửa như bão” với hàng trăm quả xuất phát một lúc thì sẽ đặt dấu chấm hết cho sự ưu việt của THAAD.

    Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ. Ảnh: MDA

    Theo Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ, “Triều Tiên có thể bắn hàng trăm quả tên lửa Scud hoặc No-dong tới các căn cứ quân sự Mỹ ở Hàn Quốc và Nhật Bản”. Theo thông tin của tập đoàn Lockheed Martin sản xuất ra hệ thống THAAD, lưới lửa này có thể đánh chặn cùng lúc 72 mục tiêu. Dù vậy, THAAD chưa bao giờ thực nghiệm đánh chặn 72 tên lửa cùng lúc.

    Ngoài ra, THAAD chính là hệ thống này đặt ở quận Seongju, cách thủ đô Seoul 227 km. Trong khi đó, tầm bảo vệ hiệu quả của THAAD chỉ là 200 km và sẽ là vô nghĩa khi Triều Tiên dội tên lửa sang thủ đô. Điều này đồng nghĩa 26 triệu dân ở thủ đô Seoul không được tên lửa phòng không bảo vệ.

    Báo Tri thức trực tuyến thông tin thêm, hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) do Tập đoàn Lockheed Martin chế tạo. Theo Lockheed Martin, mỗi khẩu đội THAAD gồm 6 xe mang phóng với 8 đạn tên lửa/xe, 2 radar tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu AN/TPY-2, 2 trung tâm chiến thuật di động. Hệ thống THAAD có thể đánh chặn tên lửa ở cự ly 200 km, tầm cao 150 km.

    THAAD là một phần trong bộ ba phòng thủ tên lửa của Mỹ cùng với Aegis BMD trên các chiến hạm và hệ thống phòng thủ tên lửa giai đoạn giữa trên mặt đất (GMD). Trong đó, THAAD là hệ thống có tỷ lệ thành công trong các thử nghiệm cao nhất, gần như tuyệt đối.

    Theo Cơ quan Phòng thủ Tên lửa , hệ thống THAAD đã tiến hành 13 đợt thử nghiệm từ năm 2006 đến nay với tỷ lệ thành công 100%. THAAD được triển khai trong quân đội Mỹ từ năm 2008. Hệ thống này cũng được triển khai đến Hàn Quốc gây nên đợt căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng giữa Seoul và Bắc Kinh.

    Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa từ đầu năm 2017 khiến nhiều nước trong khu vực lo ngại và triển khai các lá chắn tên lửa. Tháng trước, Mỹ và Nhật Bản tiến hành thử nghiệm hệ thống phòng thủ Aegis BMD ngoài khơi Hawaii nhưng tên lửa đã thất bại trong việc đánh chặn mục tiêu. Hệ thống Aegis BMD sử dụng tên lửa SM-3, lô IIA để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung trên biển.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-thong-ten-lua-thaad-cua-my-co-the-bi-trieu-tien-danh-chan-a196188.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan