+Aa-
    Zalo

    Rau ngót cực lành, tốt cho sức khỏe nhưng "đại kỵ" với 3 nhóm người sau

    (ĐS&PL) - Rau ngót là loại rau phổ biến, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được rau ngót.

    Rau ngót chứa hàm lượng vitamin A,C cao hơn hẳn so với chanh, cam, bưởi... Chính vì vậy, chúng góp phần quan trọng vào quá trình sản xuất collagen, điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và vận chuyển chất béo. Vitamin A, C cũng rất tốt cho não bộ, mắt và làn da.

    Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được rau ngót. Dưới đây là những tác dụng của rau ngót và những người được khuyến cáo không nên ăn rau ngót.

    Tác dụng của rau ngót

    Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh, vị ngọt, không độc, thường được nấu canh. Loại rau này có nhiều tác dụng chữa bệnh. Trong rau ngót chứa rất nhiều protein các khoáng chất cần thiết như canxi, sắt…, rất giàu các loại vitamin như vitamin A, B, C. Đặc biệt là hàm lượng vitamin C có trong loại rau này có thể còn nhiều hơn so với quả ổi. Cụ thể trong 100g rau ngót có chứa 185mg vitamin C.

    Thanh nhiệt, giải độc

    Rau ngót ăn vào mùa hè rất tốt, có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Mọi người có thể tận dụng dinh dưỡng từ rau ngót bằng cách nấu canh hoặc ép lấy nước uống, rất có lợi cho sức khỏe.

    rau ngot cuc lanh tot cho suc khoe nhung dai ky voi 3 nhom nguoi sau 6
    Rau ngót cực lành, tốt cho sức khỏe nhưng "đại kỵ" với 3 nhóm người sau.

    Hỗ trợ hệ tiêu hóa

    Với hàm lượng đến 2,5g chất xơ, rau ngót luôn được xem là món ăn không thể thiếu cho những ai mắc phải bệnh táo bón lâu ngày. Chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tốt cho đường ruột.

    Tốt cho hệ tim mạch

    Canh rau ngót nếu ăn hàng ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh cao huyết áp, trong đó huyết áp là thủ phạm gây ra các bệnh tim mạch. Món ăn này cũng rất tốt cho người xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu.

    Tốt cho phụ nữ sau sinh

    Lá rau ngót được dùng để khơi thông dòng sữa của mẹ mới sinh. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch. Giúp bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh. Trong thực tế, lá rau ngót chiết xuất đã được sử dụng như là một thành phần củng cố trong các thực phẩm chức năng dành cho bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên, cần lựa chọn những lá rau ngót sạch và an toàn vệ sinh.

    Hỗ trợ sinh lý nam giới

    Trong rau ngót có nhiều hợp chất giúp tăng số lượng tinh trùng. Loại rau này giúp hỗ trợ sinh lý nam giới, khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục.

    Giúp giảm cân

    Rau ngót vừa giàu chất xơ lại ít calo, ít gluxit và lipit nên rất tốt cho người béo phì muốn giảm cân.

    Làm đẹp da, trị nám

    Uống nước ép rau ngót là cách trị nám hữu hiệu mà nhiều chị em đã áp dụng, nhưng lưu ý uống nước cốt nguyên chất, không thêm đường. Ngoài ra có thể giã rau ngót với một chút được, sau đó đắp lên vùng da bị nám khoảng 20-30 phút, cuối cùng rửa lại với nước sạch.

    Những ai không nên ăn rau ngót?

    rau ngot cuc lanh tot cho suc khoe nhung dai ky voi 3 nhom nguoi sau 51
    Rau ngót cực lành, tốt cho sức khỏe nhưng "đại kỵ" với 3 nhóm người sau.

    Phụ nữ đang mang thai

    Do trong rau ngót chứa lượng lớn chất papaverin có tác dụng hỗ trợ giảm đau, hạ huyết áp, co giãn cơ trơn của mạch máu. Khi ăn nhiều rau ngót, chất papaverin trong rau có thể gây tăng co thắt tử cung và dẫn tới sảy thai.

    Đặc biệt trong rau ngót sống, độc tính của rau còn mạnh mẽ hơn. Do đó các bà mẹ mang bầu tuyệt đối không được uống nước rau ngót sống.

    Người kén ăn, mất ngủ và cao tuổi

    Dù tốt cho sức khỏe nhưng các nghiên cứu lại chỉ ra rằng rau ngót có các tác dụng phụ không mong muốn là gây ra khó thở, kém ăn uống và khó ngủ ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, thể chất yếu. Những tác dụng phụ này có thể được giảm thiểu trong quá trình nấu ăn, vì thế với những người có tiền sử mất ngủ, kén ăn và người cao tuổi nên tuyệt đối tránh uống nước rau ngót sống và chỉ nên ăn một lượng nhỏ rau ngót nấu chín.

    Người bị thiếu canxi, còi xương

    Rau ngót gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, phốt pho. Nguyên nhân là trong loại rau này có chứa glucocorticoid có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Do đó, những đối tượng bị còi xương, thiếu canxi không nên ăn rau ngót nhiều. Tốt nhất mỗi tuần chỉ ăn một lần để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tránh tác dụng phụ đáng tiếc.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/rau-ngot-cuc-lanh-tot-cho-suc-khoe-nhung-dai-ky-voi-3-nhom-nguoi-sau-a593940.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan