+Aa-
    Zalo

    Tỏi đen là "thần dược" cho sức khỏe nhưng lại "đại kỵ" với nhóm người này

    (ĐS&PL) - Tỏi đen có thể coi là một trong những 'thần dược' cho sức khỏe, tuy nhiên với một số trường hợp, việc ăn tỏi đen có thể đem lại những ảnh hưởng xấu.

    Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 – 90 độ C), độ ẩm dao động từ 80 - 90% và thời gian lên men kéo dài từ 30 - 60 ngày.

    So với tỏi thường, tỏi đen có hàm lượng allicin ít hơn - một loại hợp chất hỗ trợ kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, lượng axit amin, dinh dưỡng thực vật và chất chống oxy hóa trong tỏi đen cao hơn tỏi thường.

    Bên cạnh đó, tỏi đen cũng có nhiều hợp chất tên là S-Allylcysteine (SAC) giúp cơ thể hấp thụ allicin. Với nồng độ cao hơn, tỏi đen có thể hiệu quả hơn trong việc giúp cơ thể nhận được những lợi ích mà allicin cung cấp.

    Tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe

    toi den la than duoc cho suc khoe nhung dai ky voi nhom nguoi nay 6
    Tỏi đen là "thần dược" cho sức khỏe nhưng "đại kỵ" với nhóm người này.

    Ngăn ngừa bệnh tim mạch

    Tỏi đen là một đồng minh tuyệt vời của tim và hệ tuần hoàn vì là chất chống oxy hóa và cân bằng huyết áp nhờ chứa chất allicin. Các bài thuốc từ tỏi đen có tác dụng làm loãng máu, làm giảm tập hợp tiểu cầu, giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ và duy trì huyết áp khỏe mạnh.

    Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

    Tỏi đen hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa các triệu chứng, biến chứng tiểu đường, rối loạn chức năng thận…

    Tăng cường sức khỏe não bộ

    Với chất chống oxy hóa, tỏi đen có thể giúp giảm viêm trong cơ thể, cải thiện trí nhớ và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về nhận thức như bệnh Alzheimer và Parkinson.

    Tác dụng lợi tiểu tự nhiên

    Các bài thuốc từ tỏi đen cung cấp một lượng kali tốt. Đó là lý do tại sao tỏi này rất tốt cho những người bị bí tiểu, edemas hoặc vấn đề về thận.

    Làm tăng collagen cho da

    Những người có vấn đề về da, từ viêm da đến mụn, bao gồm bệnh vẩy nến và rosacea, cũng như một số vấn đề khớp thì nên ăn tỏi sống.

    Tỏi đen cung cấp các hợp chất lưu huỳnh, tạo thuận lợi cho việc hình thành collagen. Ngoài ra, tỏi này cũng được khuyên dùng cho những người bị viêm khớp và đau cơ bắp.

    Tăng khả năng miễn dịch

    Tỏi đen có tác dụng tăng cường sức đề kháng, do đó được dùng cho người ốm lâu ngày, sức khỏe suy kiệt.

    Bảo vệ gan khỏe mạnh

    Khi ăn tỏi đen đúng cách có thể giúp bạn bảo vệ gan khỏi tổn thương do tiếp xúc thường xuyên với thuốc men, hóa chất, vi trùng và rượu...

    Điều trị các vấn đề hô hấp

    Tỏi đen rất tốt để giảm các triệu chứng hen và dị ứng. Ngoài ra, tỏi đen giúp làm chữa cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản và các vấn đề hô hấp thông thường khác.

    Tác dụng giảm căng thẳng

    Bài thuốc từ tỏi đen là một phương thuốc thiên nhiên giúp bạn giảm căng thẳng quá mức. Tỏi đen giúp trấn an sự lo lắng, chữa mất ngủ và giảm kích thích và tâm trạng ưu lo.

    Ngoài các lợi ích nổi bật trên, tỏi đen còn có nhiều tác dụng khác cho sức khỏe như chống lại táo bón, làm giảm cholesterol và có tính chất chống ung thư do hàm

    Những ai không nên ăn tỏi đen?

    toi den la than duoc cho suc khoe nhung dai ky voi nhom nguoi nay 7
    Tỏi đen là "thần dược" cho sức khỏe nhưng "đại kỵ" với nhóm người này.

    Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,...thì không nên dùng nhiều tỏi.

    Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.

    Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.

    Người mắc bệnh tiêu chảy.

    Người bị huyết áp thấp.

    Người mắc bệnh về mắt: Một số người, hay với cả những người phụ nữ sau khi đẻ, có nhiều chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt, và việc sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.

    Người mắc bệnh về thận: Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, chính vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn, do sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.

    Người bị bệnh về gan.

    Người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.

    Người dùng rượu ngâm tỏi đen, thuốc tỏi,... dài ngày cũng cần thận trọng, tránh những tác động xấu cho sức khoẻ.

    Ăn tỏi đen thế nào để tốt cho sức khỏe?

    toi den la than duoc cho suc khoe nhung dai ky voi nhom nguoi nay 10
    Tỏi đen là "thần dược" cho sức khỏe nhưng "đại kỵ" với nhóm người này.

    Mỗi ngày, bạn có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3 - 5 gram. Lưu ý, khi ăn, bạn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng, đồng thời không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.

    Tỏi đen có thể dùng theo các cách sau:

    - Ăn trực tiếp: Nên dùng 2-3 củ tỏi đen mỗi ngày, người già thì nên sử dụng 1-2 củ. Nên ăn riêng thay vì ăn cùng những món khác, vì tỏi đen có thể phản ứng với gia vị, tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.

    - Ngâm rượu: Tốt nhất là dùng rượu nếp nguyên chất, uống mỗi ngày một lần, mỗi lần 50 ml.

    - Ngâm với mật ong: Tỏi đen khi kết hợp với mật ong sẽ có tác dụng rất mạnh, đặc biệt là ở trẻ em có bệnh do thay đổi thời tiết.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/toi-den-la-than-duoc-cho-suc-khoe-nhung-dai-ky-voi-nhom-nguoi-nay-a594079.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan