Hành tây là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn không đúng cách có thể khiến người sử dụng gặp những "rắc rối".
Hành tây là thực phẩm tốt cho sức khỏe - Ảnh: Minh họa |
Những công dụng thần kỳ của hành tây
- Phòng cảm mạo
Nhờ vị cay, tính ấm, hành tây là loại của giúp tiêu trừ hàn khí, giảm sốt, đồng thời ngăn ngừa cảm lạnh và giảm ngạt mũi hiệu quả.
- Chống ung thư
Trong hành tây cso chứa nhiều quercetin và selen, vốn có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ gây ung thư và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Cải thiện đường ruột
Hành tây có chứa oligosaccharides, một chất đặc biệt không bị dạ dày và ruột non tiêu hóa. Song khi xuống tới đại tràng, chất này lại tạo điều kiện sinh sôi cho các lợi khuẩn bifidobacterium, vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
- Bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe
Các chuyên gia y tế cho biết, hành tây chứa hàm lượng canxi tương đối cao, thậm chí có thể sánh ngang với chỉ số canxi trong bắp cải, cải dầu hay nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác.
Không chỉ bổ sung canxi cho cơ thể, hành tây còn cung cấp lượng magie, kali, photpho và nhiều vi chất khác ở mức độ vừa phải.
- Chống viêm
Hành tây là thực vật duy nhất có chứa prostaglandin A, chất làm giãn các huyết mạch và giảm độ nhớt của máu. Bởi vậy, loại củ này được ví như một phương thuốc giảm viêm và hạ huyết áp rất hữu hiệu.
- Giảm béo, chữa táo bón
Hành tây là loại củ rất giàu chất xơ khiến chúng ta tăng cảm giác no. Chúng được coi là thực phẩm giảm béo lành mạnh và hữu hiệu đến từ tự nhiên.
Ngoài ra, thực phẩm này còn khiến cho việc đại tiện trở nên dễ dàng, giữ cho hệ tiêu hóa luôn thông suốt, chuyên trị táo bón mạn tính và đầy hơi.
- Phân giải chất béo
Đối với những món ăn chứa nhiều chất béo như thịt bò, thịt lợn… hành tây chính là một nguyên liệu ăn kèm tuyệt vời.
Không chỉ loại bỏ mùi hôi của thịt, loại củ này còn có công dụng phân giải chất béo, giảm lượng mỡ, giúp cơ thể hấp thụ chất béo ít hơn.
- Dưỡng nhan
Theo một báo cáo y tế, hành tây có chứa nhiều vitamin C, niacin. Những chất này thúc đẩy sự hình thành và sửa chữa các tế bào bị hư hại, giúp cho làn da luôn mịn màng, láng mịn và hồng hào.
- Khử trùng
Propylene sulfide trong hành tây rất dễ bay hơi. Chất này có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn, xua đuổi các côn trùng gây hại.
Chính nhờ công dụng này, hành tây còn được coi như một loại thuốc trừ sâu, chống mối mọt tự nhiên cho rau củ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn hành tây - Ảnh: Minh họa |
Một số trường hợp nên hạn chế ăn hành tây
- Người bị đau dạ dày
Những người có vấn đề về dạ dày không nên ăn hành tây sống vì nó có thể gây chướng hơi, đau bụng và chứa một số chất độc chỉ khi được nấu chín mới loại bỏ được.
- Người đau mắt đỏ
Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
- Người sinh lý yếu
Theo y học cổ truyền, để phòng chống các chứng bệnh được gọi là “yếu sinh lý” như liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục … ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp và tập luyện khí công dưỡng sinh còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp.
Những người yếu sinh lý do tâm tỳ lưỡng hư thường có biểu hiện: sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, kém ăn, kém ngủ thì nên kiêng ăn hành tây.
- Những người huyết áp thấp
Những người mắc bệnh huyết áp thấp nên nghiên cứu một chế độ ăn uống đầy đủ hợp lý với thịt và rau để đảm bảo nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hành tây có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên ăn.
- Phụ nữ mang thai bị xung huyết
Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc xung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và trung tiện nhiều. Một số người dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)…
Quỳnh Chi(T/h)