(ĐSPL) - Hải quân Mỹ đang vận hành 19 chiếc tàu có thể được gọi là tàu sân bay, nhưng chỉ gọi 10 chiếc là tàu sân bay thực sự.
Tuần trước, theo tạp chí The Diplomat của Nhật Bản, Hải quân Mỹ vừa đưa vào biên chế tàu tấn công đổ bộ hạng nhất USS America và chuẩn bị đưa vào biến chế chiếc tàu cùng loại mang tên USS Tripoli.
|
Tàu tấn công đổ bộ USS Americacó thể mang theo 20 chiến đấu cơ tàng hình cất cánh thẳng đứng F-35B. |
Khi hoạt động đầy đủ, USS America và USS Tripoli sẽ có tới 20 chiến đấu cơ tàng hình cất cánh thẳng đứng F-35B và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ưu nthế trên không của Hải quân Mỹ.
|
Máy bay F-35B hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ. |
Chắc chắn, việc đưa vào biến chế "tàu chở máy bay" USS America đang khơi dậy cuộc tranh luận về định nghĩa thế nào là tàu sân bay?
Tại Mỹ, người ta cho rằng tàu chở máy bay có lượng giãn nước 45.000 tấn không phải là tàu sân bay mà là một chủng loại khác.
|
USS America có kích cỡ tương đương với tàu sân bay Charles De Gaulle (trong ảnh) của Pháp và INS Vikramaditya của Ấn Độ. |
USS America có kích cỡ tương đương với tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp và INS Vikramaditya của Ấn Độ, mặc dù nhỏ hơn một chút so với tàu Đô đốc Kuzetsov và tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Thế nhưng, USS America lại lớn hơn đáng kể so với tàu chở máy bay đang được đóng cho hải quân Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia.
Hiện thời, Hải quân Mỹ đang xây dựng ngân sách trên cơ sở của hạm đội 11 tàu sân bay, chứ không muốn bị nói là có tới 19 tàu sân bay.
|
Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz của Hải quân Mỹ. |
Những người ủng hộ Hải quân quân Mỹ nói rằng các tàu tấn công đổ bộ chở máy bay lớp America và lớp Wasp còn lâu mới có đẳng cấp của tàu sân bay lớp Nimitz, ngay cả khi họ miễn cưỡng thừa nhận rằng các tàu chở máy bay nhỏ hơn này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ tương tự như tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Vậy thì tại sao Hải quân Mỹ lại ngụy trang gần một nửa tổng số tàu sân bay? Xét theo một số khía cạnh, các nhà lập pháp Mỹ có thể thừa nhận sự tồn tại của 9 tàu sân bay nữa và sự áp đảo vượt trội của Hải quân Mỹ trước bất kỳ đối thủ tiềm năng nào.
|
Tàu sân bay Đô đốc Kuzetsov của Hải quân Nga. |
Sự lựa chọn tốt nhất có thể là bỏ qua khái niệm “tàu sân bay hạng nhẹ” mà chuyển sang khái niệm “tàu chở máy bay tấn công”, một thuật ngữ đôi khi được dùng trong Hải quân Anh để nói về HMS Ocean và chiếc tàu chở máy bay tiền nhiệm của nó.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hai-quan-my-co-10-hay-19-tau-san-bay-a30610.html