+Aa-
    Zalo

    Hà Tĩnh: Gần 44 tấn sứa thối bị cơ quan chức năng phát hiện xử lý

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Gần 44 tấn sứa đã chuyển màu, mềm nát hư hỏng bị cơ quan Công an Kỳ Anh phát hiện và xử lý.

    (ĐSPL) - Gần 44 tấn sứa đã chuyển màu, mềm nát hư hỏng bị cơ quan Công an Kỳ Anh phát hiện và xử lý.

    Thông tin từ Công an huyện Kỳ Anh cho hay, vào lúc 7 giờ sáng ngày 17/2, nhận được tin báo từ quần chúng nhân dân, tại thôn Trung Tiến, xã Kỳ Khang, có một lô hàng sứa bị hỏng tập kết số lượng lớn.

    Gần 44 tấn sứa thối bị phát hiện.

    Qua xác minh chủ của lô hàng này là 2 bà Trương Thị Nhị (sinh năm 1970) và Trần Thị Hà ( sinh năm1963) đều trú tại thôn Trung Tiến ( con số cụ thể được cơ quan chức năng ghi nhận tại thời điểm bị kiểm tra là 43 tấn, 9 tạ, 66 kg).

    Theo lời khai báo lô hàng sứa được làm tại biển Kỳ Khang vào tháng 1 – 5/2016 nhưng đến ngày 22/5 thì xuất hàng đi Diễn châu, Nghệ An.

    Địa điểm tập kết số sứa nói trên nằm sát ngay bờ biển xã Kỳ Khang.

    Tuy nhiên, hàng xuất đi của bà Trương Thị Nhị không có giấy xuất hàng, không tem hay nhãn mác hàng hóa. Hàng sứa xuất đi của bà Trần Thị Hà không có giấy xuất hàng để chứng minh là hàng xuất đi từ Kỳ khang.

    Chính vì thế ngày 12 – 15/12/2016 tổng số lô hàng trên bị trả về

    Tại thời điểm kiểm tra số sứa đã bị chuyển màu và mềm nát hư hỏng, bốc mùi hôi thối.

    Theo người dân, số hàng hóa trên được 2 chủ hàng chuyển về lúc khoảng 2 giờ sáng ngày 17/12.

    Sứa đã bị chuyển màu, mềm nát và bốc mùi.

    Sau khi tiến hành kiểm tra, Công an Huyện Kỳ Anh, công an xã Kỳ Khang đã tiến hành lập biên bản đối với lô hàng nói trên và 2 chủ hàng, thông báo cho các cơ quan chức năng kiểm định chất lượng và xử lý theo pháp luật.

    Điều 244. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009)

    1. Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-tinh-gan-44-tan-sua-thoi-bi-co-quan-chuc-nang-phat-hien-xu-ly-a174741.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ô nhiễm vì nuôi cá lồng bè

    Ô nhiễm vì nuôi cá lồng bè

    Hàng chục các con sông lớn nhỏ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang ngày càng ô nhiễm và trở thành dòng sông chết bởi những lồng cá bè nuôi dày đặc trên sông.