+Aa-
    Zalo

    Hà Nội sẽ xử lý các cơ sở "bún mắng, cháo chửi": Thêm một dự định khó khả thi?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những chủ kinh doanh dịch vụ ăn uống có hành vi, cử chỉ, lời nói xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của khách hàng sẽ bị thành phố thu hồi giấy phép kinh doanh.

    (ĐSPL) - Trong thời gian tới đây, những chủ kinh doanh dịch vụ ăn uống có hành vi, cử chỉ, lời nói xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của khách hàng sẽ bị thành phố thu hồi giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, dư luận một lần nữa đặt câu hỏi, liệu dự định này có khả thi?

    Gần đây, trên một số trang mạng và dư luận xã hội đã diễn ra những tranh luận gay gắt liên quan tới văn hóa bán hàng của một số chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Hà Nội. Đỉnh điểm của những tranh cãi là khi kênh truyền hình nổi tiếng CNN đăng tải các hình ảnh về quán “bún mắng, cháo chửi” ở phố Ngô Sĩ Liên (Hà Nội), kèm theo lời bình của người dẫn chương trình khi gọi đó là “món ăn đặc sắc của Việt Nam”.

    Sau khi sự việc diễn ra, nhiều người lên tiếng, chính những cơ sở “bún mắng, cháo chửi, ốc lắm mồm” sẽ làm xấu đi hình ảnh người Hà Nội văn minh, lịch sự, hiếu khách trong mắt bạn bè quốc tế. Hơn nữa, vô vàn những chỉ trích nhắm vào cả những chủ hàng vô văn hóa lẫn những thực khách chịu nhục vì miếng ăn. Đáng nói ở chỗ, sau khi bão dư luận nổi lên, mọi chuyện vẫn chẳng có gì thay đổi. Những chủ hàng vẫn có cử chỉ, lời nói khiếm nhã, còn những thực khách vẫn tiếp tục nhịn nhục để được thưởng thức những bát phở, tô bún mà họ cho là có chất lượng cao.

    “Bún mắng, cháo chửi” sẽ bị xử lý nếu xúc phạm khách hàng trong thời gian tới.

    Chính từ thực tế nêu trên, mới đây, văn phòng Thành ủy Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của lãnh đạo Thành ủy về việc thực hiện nếp sống văn hóa trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Lãnh đạo Thành ủy giao UBND thành phố chỉ đạo đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố theo hướng văn minh, hiện đại.

    Theo đó những chủ kinh doanh có hành vi, cử chỉ, lời nói xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của khách hàng sẽ bị thành phố thu hồi giấy phép kinh doanh. Xung quanh tính khả thi của dự định này, PV báo ĐS&PL đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia văn hóa.

    CHUYÊN GIA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI, TS. TRẦN THANH HÀ: “Bún mắng, cháo chửi” sẽ sớm bị đào thải

    Sở dĩ kiểu bán hàng như “bún mắng, cháo chửi” vẫn tồn tại nhiều năm qua là do chúng ta chưa có văn hóa ứng xử lẫn văn hóa bán hàng. Tuy nhiên những năm trở lại đây, khi đời sống vật chất con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu sử dụng dịch vụ cũng ăng lên. Tôi tin kiểu bán hàng này sẽ sớm bị đào thải trong bối cảnh hiện nay. Tuy chủ trương quản lý văn hóa bán hàng của thành phố rất đáng hoan nghênh nhưng tôi cho rằng, chúng ta nên để người dân tự quyết định. Tôi nhớ trước kia chúng ta ban hành quy tắc nếp sống mới. Người dân trong khu phố, trong làng xã tự bảo ban nhau sống hế nào cho hợp tình hợp ý. Mọi chuyện chỉ cần đến vậy là đủ chứ không nên can thiệp quá sâu, càng không nên yêu cầu người dân phải àm thế này, thế kia để hy vọng xã hội sẽ văn minh, lịch sự lên.

    NHÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA, PGS. TS TRẦN LÂM BIỀN: Người dân không có khái niệm về dịch vụ?“

    Người Việt vốn trải qua những năm tháng vô cùng khó khăn về vật chất. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, rồi đến những năm bao cấp... người ta chỉ cố gắng xoay xở làm sao cho đủ ăn, đủ mặc. Thế nên họ không có khái niệm về dịch vụ mà chỉ quen với cơ chế xin – cho. Dù kinh tế thị trường đã phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua, nhưng ám ảnh về cơ chế xin – cho trong tâm thức người dân vẫn còn nặng nề lắm. Cộng với tình trạng đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, những giá trị truyền thống bị cạn mòn trong những năm chiến tranh, người dân bị hụt hẫng bởi những sự thay đổi như vậy. Chính điều này đẻ ra những cái tệ mà bún mắng, cháo chửi là một biểu hiện. Người bán hàng đã kích đúng vào sự hụt hẫng đó nên dù bị chửi, khách hàng vẫn chấp nhận như một sự mới lạ, độc đáo. Khi nào người dân khỏa lấp được hai nhược điểm nêu trên thì “bún mắng, cháo chửi” sẽ tự khắc biến mất”.

    TS. VŨ THẾ LONG, ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH HIÊP HỘI UNESCO HÀ NỘI: “Đừng chỉ chăm chăm đổ lỗi cho người bán hàng”

    Ông nhận định sao về việc tới đây Hà Nội sẽ xử lý những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có lời nói, hành vi xúc phạm khách hàng?

    Tôi không rõ các nước trên thế giới có quy định nào giống như vậy hay không nhưng đâu hể cái gì cũng quy vào luật hay văn bản được. Văn hóa bán hàng được hình thành dựa rên nền tảng là đạo đức xã hội. Nhưng mối iên quan giữa chúng tới vấn đề pháp luật rất khó có thể quy ra thành những điều, những quy định cụ thể. Thế nào là xúc phạm khách hàng? Chúng ta có quy chuẩn gì để đối chiếu, phân định giữa khái niệm xúc phạm và không xúc phạm hay không? Thế nên tôi cho rằng việc này khó khả thi.

    Có phải đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc khó thực hiện quy chế (nếu có), thưa ông?

    Thực ra văn hóa ứng xử không phải là khoa học để có thể xếp loại vào một mục cụ thể khi cần là mang ra đối chiếu. Cùng một vấn đề nhưng cách diễn đạt có thể khác nhau hoàn oàn. Thế nên tôi mới nói khó xác định nội hàm khái niệm xúc phạm là như thế nào.

    Tuy nhiên, điều quan trọng thứ hai là ai sẽ đứng ra xử lý những trường hợp vi phạm? Và ai sẽ là người đứng ra phản ánh những vi phạm? Không lẽ thực khách khi đến ăn uống, hấy chủ hàng nói “mát mẻ” liền ghi âm, chụp ảnh lại để gửi tới cơ quan chức năng? Tôi cho rằng muốn thay đổi đạo đức xã hội, chúng ta phải sử dụng dư luận chứ không thể cái gì cũng đòi quản lý bằng văn bản. Không một cơ quan nào đủ khả năng giải quyết vấn đề này cả.

    Ông có thể phân tích cụ thể hơn?

    Thời buổi kinh tế thị trường, nơi nào dịch vụ tốt thì khách hàng sẽ tìm đến. Nếu chủ cơ sở “bún mắng, cháo chửi” không lịch sự thì chúng ta không đến nữa, đồng thời thông tin để mọi người cùng biết. Nếu tất cả mọi người cùng tẩy chay những quán ăn như vậy thì làm sao nó có thể tồn tại được? Áp lực dư luận chính là như vậy. Tuy nhiên ở ta thì không thế. Chủ quán càng chửi thì thực khách kéo tới càng đông. Tôi cho rằng nếu chủ quán bất lịch sự một thì thực khách không văn minh gấp đôi khi chấp nhận chịu nhục vì miếng ăn. Như vậy thì xử lý thế nào đây?

    Nếu nói vậy thì gốc rễ vấn đề vẫn nằm ở chính thực khách?

    Đúng vậy. Tại sao những quán “bún mắng, cháo chửi, ốc lắm mồm” vẫn hoạt động tốt bao năm qua? Đó là vì họ có khách hàng. Chúng ta từng chứng kiến nhiều thương hiệu lớn phải biến mất trên thị trường do khách hàng quay lưng. Nếu những cửa hàng ăn uống trên vẫn tồn tại và ngày càng nổi tiếng thì chắc phải có lý do nào đó. Sự lệch chuẩn trong đạo đức xã hội thì thời nào cũng có và công cụ quan trọng nhất để điều chỉnh là dư luận xã hội. Một khi xã hội vẫn chấp nhận chúng thì mọi người phải đặt câu hỏi ngược lại xem tại sao lại như vậy? Đừng chỉ chăm chăm đổ lỗi cho người bán hàng.

    Nhưng rõ ràng cơ quan quản lý văn hóa cũng không thể mặc kệ cho mọi chuyện tự diễn ra được?

    Ngay từ thời vua Minh Mạng, người dân đã bị cấm quần không đáy. Trang phục là thứ dễ nhận biết đúng sai, ấy thế mà triều đình vẫn không cấm được người dân. Trong khi vấn đề chúng ta đang bàn ở đây liên quan tới văn hóa và ngôn ngữ. Thế thì tính khả thi cao hay thấp chắc mọi người đều rõ. Tôi ủng hộ việc hướng tới một xã hội văn minh, lịch sự nhưng nếu sử dụng những biện pháp vừa nêu để hy vọng xã hội văn minh lên thì e rằng khó khả thi.

    Xin cảm ơn ông! 

    PHẠM THIỆU

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-noi-se-xu-ly-cac-co-so-bun-mang-chao-chui-them-mot-du-dinh-kho-kha-thi-a177945.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Kinh hãi cảnh đánh chửi vì xếp hàng mua bánh trung thu

    Kinh hãi cảnh đánh chửi vì xếp hàng mua bánh trung thu

    Bún mắng, cháo chửi' và giờ đây là 'bánh trung thu sang chảnh' lần lượt thử thách khả năng chịu đựng của người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để xếp hàng mua bánh như thời bao cấp, nhất là trong những ngày mưa dầm, nắng to.