(ĐSPL) - UBND TP Hà Nội vừa có chỉ đạo tiếp tục hợp lý hóa mạng lưới tuyến xe buýt sau khi tuyến buýt nhanh BRT đi vào hoạt động.
Theo tin tức được đăng tải trên Tiền Phong, UBND thành phố đã yêu cầu các sở ngành tiếp tục nghiên cứu tăng cường các tuyến buýt kết nối, trung chuyển với buýt nhanh BRT; tổ chức lại tuyến buýt 22 thành 3 tuyến buýt kết nối, trung chuyển với buýt nhanh BRT.
Theo chỉ đạo của thành phố tuyến từ Kim Mã - bến xe Gia Lâm; tuyến từ các khu đô thị phía Tây như Xa La, Kiến Hưng (Hà Đông) kết nối với buýt nhanh theo hướng đường Mỗ Lao; tuyến từ các khu đô thị Kiến Hưng, Xa La kết nối với tuyến buýt nhanh BRT theo hướng đường Vạn Phúc.
Xe buýt nhanh Hà Nội mới đi vào vận hành đầu tháng 1/2017. Ảnh: An ninh thủ đô |
Thời gian thực hiện từ ngày 8/1. UBND TP lưu ý, trong quá trình thực hiện, Sở GTVT và Transerco tiếp tục nắm bắt nhu cầu đi lại của nhân dân trên tuyến để thực hiện việc kết nối hợp lý.
Liên quan đến kết quả ban đầu triển khai tuyến xe buýt BRT, theo thống kê của Xí nghiệp buýt nhanh BRT, tính đến hết ngày 3/1, lượng hành khách sử dụng xe buýt nhanh BRT 01 Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa đã đạt con số 30.000 lượt.
Theo tin trên báo Trí thức trẻ, thời gian thực hiện từ ngày 8/1. UBND TP lưu ý, trong quá trình thực hiện, Sở GTVT và Transerco tiếp tục nắm bắt nhu cầu đi lại của nhân dân trên tuyến để thực hiện việc kết nối hợp lý.
Còn theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội, đơn vị đã điều chỉnh thêm 4 tuyến buýt khác để tăng kết nối, mở rộng vùng phục vụ, bao gồm tuyến vòng gom khách số 9 (Bờ Hồ - Bờ Hồ) để kết nối BRT tại nhà chờ Vũ Ngọc Phan.