+Aa-
    Zalo

    Hà Nam: Công ty Mỹ Đà lấy nước sông ô nhiễm làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy “nước sạch”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sông Châu Giang của tỉnh Hà Nam bị ô nhiễm nặng nhưng vẫn được công ty TNHH Mỹ Đà chọn làm nguồn nước đầu vào cho máy nước sạch tại huyện Bình Lục, Hà Nam.

    Năm nào cũng vậy, sông Châu Giang của tỉnh Hà Nam có hàng chục đợt ô nhiễm do nguồn nước thải từ Hà Nội đổ về, cộng với lượng nước thải từ các hộ chăn nuôi của người dân khu vực ven sông đổ ra khiến các con sông này trở thành sông "chết". Tuy nhiên dòng sông ô nhiễm này vẫn được công ty TNHH Mỹ Đà chọn làm nguồn nước đầu vào cho máy nước sạch tại huyện Bình Lục, Hà

    Nam

    Sông Châu giang qua địa phận tỉnh Hà

    Nam
    có chiều dài khoảng gần 30km, trước đây dòng sông này vốn hiền hòa và thơ mộng, tuy nhiên hiện nay con sông đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.

    Theo thông tin từ Tổng cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Chất lượng nước sông Nhuệ và sông Châu Giang của tỉnh Hà Nam đều đã bị ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng từ nhiều năm trước. Mức độ ô nhiễm có sự biến động qua các năm và thay đổi theo mùa. Vào mùa khô, mức độ ô nhiễm cao hơn mùa mưa khá nhiều. Đặc biệt, kết quả quan trắc trong thời gian cuối năm 2017 và tháng 1/2018 cho thấy, mức độ ô nhiễm sông Châu Giang rất cao.

    Theo kết quả quan trắc, nước sông Nhuệ, sông Châu Giang đã bị ô nhiễm bởi các thông số : Oxy hòa tan( DO), nhu cầu oxy hóa học ( COD ) , nhu cầu sinh học ( BOD5) , phốt phát ( P-P043-), Amoni ( N- NH4+), Nitrit ( N –NO2), Mangan( Mn) và E.coli, đặc biệt các chỉ tiêu Amoni, COD vượt hàng chục lần so với nồng độ cho phép trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và chất lượng nước mặt QCVN 08 –MT:2015/BTMT. Trong đó , chất lượng nước tại sông Nhuệ trước khi chảy vào sông Châu Giang tại điểm Cống Thần quan trắc vào tháng 10 và 11/2017 bị ô nhiễm các thông số COD, Amoni và FE 11,6 lần theo QCVN 08 –MT: 2015/BTNMT. 

    Còn theo Sở Tài Nguyên - Môi trường tỉnh Hà Nam thì nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm nước mặt tại sông Châu Giang chủ yếu là do nguồn nước thải từ Hà Nội chảy về, cùng với nguồn gây ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt/đô thị, nguồn gây ô nhiễm từ nước thải từ các hộ chăn nuôi…

    Khu vực sông Châu Giang nơi nhà máy lấy nước đầu vào để làm nước sạch.

    Còn theo người dân địa phương ở lưu vực hai bên sông thì những năm trước đây khi con sông Châu Giang chưa ô nhiễm, nước sông rất trong người dân có thể sử dụng nước sông cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ dân còn làm đăng nuôi cá cho thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên vài năm trở lại đây sông ô nhiễm hết sức nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt, nhiều hộ nuôi cá phá sản bỏ nghề. Nước sông thì bốc mùi hôi thối nồng nặc vô cùng khó chịu.

    Dòng sông ô nhiễm là thế nhưng bất ngờ lại được chọn làm nguồn nước đầu vào cho một dự án nước sạch tại tỉnh Hà Nam. Mặt khác, chương trình cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn được xem là một trong những tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, không hiểu vì sao các cơ quan chức năng lại khảo sát và đặt vị trí một nhà máy nước sạch để lấy nguồn nước từ một con sông ô nhiễm để cung cấp cho người dân.

    Để tìm hiểu vấn đề này, phóng viên đã mục sở thị khu vực nhà máy nước sạch của công ty Mỹ Đà. Theo quan sát thì toàn bộ nguồn nước đầu vào của nhà máy nước sạch đều được lấy từ sông Châu Giang khu vực nước ở đó vô cùng ô nhiễm, các hệ thống nước thải sinh hoạt, chăn nuôi được các hộ dân đổ thẳng ra sông ngay cạnh vị trí nhà máy lấy nước. Thậm chí xác động vật như lợn gà chết trôi nổi khắp mặt sông. Thật khó có thể tin nguồn nước ô nhiễm như vậy lại được lấy làm nguyên liệu để sản xuất nước sạch cung cấp cho các hộ dân.

    Tiếp tục đi vào trong nhà máy, bằng cảm quan mắt thường thì thấy các trang thiết bị và máy móc ở đây đều không đảm bảo vệ sinh. Khu vực chứa nước xuất hiện rất nhiều rong rêu. Các thiết bị sản xuất của nhà máy thì có vẻ rất lâu không được nhân viên vệ sinh…

    Khu vực bên trong nhà máy cảm quan bằng mắt thường đều không đảm bảo vệ sinh.

    Theo tìm hiểu của phóng viên báo Đời sống&Pháp luật được biết: Dự án cung cấp nước sạch cho người dân huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam triển khai từ năm 2013, đến cuối năm 2016 nhà máy nước sạch đóng tịa xã Đồng Du với công suất 4.500m3/ngày với kinh phí 90 tỷ đồng cho Trung tâm nước sạch vệ sinh và môi trường – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư hiện nhà máy do công ty TNHH Mỹ Đà tiếp quản và vận hành cung cấp nước cho các hộ dân của 5 xã Đồng Du, Tràng An, Bình Nghĩa, An Mỹ, Đồn Xá của huyện Bình Lục.

    Một dự án lên tới 90 tỷ đồng tuy nhiên theo phản ánh của các hộ dân với phóng viên báo Đời sống &Pháp luật thì “nước sạch” mà họ đang phải bỏ tiền mua của nhà máy nước sạch do Công ty Mỹ Đà cung cấp thường xuyên có vấn đề, như nước có màu vàng bất thường, lắng cặn thậm chí có thời điểm xuất hiện cả giun đỏ… khiến người dân địa phương khi sử dụng nước sạch vô cùng hoang mang.

    Nguồn nước đầu vào lấy từ nước sông ô nhiễm, vậy nguồn nước đầu ra có đảm bảo? Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh trong các bài tiếp theo.

                                                                                       Huy Quang – Hữu Tuấn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-nam-cong-ty-my-da-lay-nuoc-song-o-nhiem-lam-nguyen-lieu-dau-vao-cho-nha-may-nuoc-sach-a247959.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan