+Aa-
    Zalo

    Gọi vốn khó khăn, nhiều nhà băng đã chọn cách lấp room ngoại trước khi niêm yết trên sàn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các ngân hàng đưa cổ phiếu lên sàn được xem là một giải pháp nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn.

    Các ngân hàng đưa cổ phiếu lên sàn được xem là một giải pháp nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn.

    Bởi với các quy định chặt chẽ về nghĩa vụ công bố thông tin sẽ giúp nhà đầu tư có cơ sở để đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà băng niêm yết trong thời gian qua không dễ dàng gọi dòng vốn mới.

    Hoạt động kinh doanh ngân hàng dù đã tích cực hơn, nhưng vẫn còn những khó khăn nhất định nên nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư, vì vậy không dễ phát hành gọi vốn mới.

    Ngay cả ngân hàng có tiềm lực vốn lớn như Vietinbank, BIDV, ACB, VPBank, MB, OCB, Techcombank… chủ yếu tăng vốn điều lệ thông qua chia thưởng cổ phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông. Cá biệt, BIDV vừa chốt phát hành hơn 603,3 triệu cổ phiếu (ứng với 15% vốn điều lệ ngân hàng) cho đối tác nước ngoài là KEB Hana Bank, dự kiến thu về gần 20.300 tỷ đồng.

    Nhiều nhà băng đã chọn cách lấp room ngoại trước khi niêm yết trên sàn.


    Theo các chuyên gia phân tích, ngân hàng lên sàn gia tăng tính minh bạch thực sự giúp phát triển về mặt dài hạn. Nhưng minh bạch cũng thách thức cho ngân hàng trong ngắn hạn vì rõ ràng số lượng thông tin mà ngân hàng phải công bố, mức độ tuân thủ cao hơn. Vấn đề nữa, nếu ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt, chắc chắn huy động vốn dễ dàng. Song nó sẽ tạo khó khăn cho những ngân hàng có kết quả kinh doanh chưa tốt khi lên sàn.

    Thực tế, nhiều nhà băng đã chọn cách lấp room ngoại trước khi niêm yết trên sàn. Chẳng hạn, trước khi niêm yết đầu năm 2018, HDBank bán trên 21% cổ phần cho không dưới 10 nhà đầu tư ngoại, thu về 300 triệu USD (hơn 6.800 tỷ đồng). Việc nhận sáp nhập PGBank sẽ được hoàn thành tới đây cũng giúp room ngoại đã lấp kín tại HDBank trống ra khoảng 900 tỷ đồng mệnh giá, tương đương khoảng 7%. Điều này sẽ làm tăng tính hấp dẫn cho cổ phiếu HDBank.

    Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì và phối hợp với NHNN thực hiện việc niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu của các NHTMCP theo hướng đến hết năm 2020, toàn bộ các NHTM phải niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức. Biện pháp này được giới chuyên môn đánh giá là tạo thêm nhiều hàng hóa có chất lượng cho thị trường bởi các ngân hàng thường có giá trị vốn hóa lớn, tính minh bạch cũng được đánh giá là cao hơn so với nhiều ngành nghề khác. Bởi vậy, sự xuất hiện của cổ phiếu ngân hàng trên thị trường vừa tăng quy mô thị trường cũng như thu hút sự quan tâm của giới đầu tư nhiều hơn.

    Kiều Trang(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/goi-von-kho-khan-nhieu-nha-bang-da-chon-cach-lap-room-ngoai-truoc-khi-niem-yet-tren-san-a286648.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan