+Aa-
    Zalo

    Gói tín dụng 120.000 tỷ cho nhà ở xã hội: Hơn 1.000 tỷ đồng đã được cam kết cho vay

    (ĐS&PL) - Về gói tín dụng 120.000 tỷ, đã có hơn 1.000 tỷ đồng được cam kết cho vay, trong đó Agribank cam kết cho vay 1 dự án nhà ở xã hội tại Quảng Ninh với số tiền 950 tỷ đồng, BIDV đã cấp tín dụng 1 dự án tại Phú Thọ với số tiền khoảng 95 tỷ đồng.

    Theo VTC News, thông tin về việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, sáng 25/7, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, đến nay đã có hơn 1.000 tỷ đồng được cam kết cho vay.

    goi tin dung 120 000 ty cho nha o xa hoi hon 1 000 ty dong da duoc cam ket cho vay
    Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp

    Về con số cụ thể, ngân hàng Agribank cam kết cho vay 1 dự án nhà ở xã hội tại Quảng Ninh với số tiền 950 tỷ đồng và đang tiếp cận gần 10 dự án tại TP.HCM, Quy Nhơn, Hà Nam, Lâm Đồng. Còn BIDV đã cấp tín dụng 1 dự án tại Phú Thọ với số tiền khoảng 95 tỷ đồng.

    NHNN cho biết, đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà thầu xây dựng, người mua nhà...tiếp cận tín dụng thông qua việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

    Đây là gói tín dụng từ nguồn vốn của các ngân hàng thương mại với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường, đối với chủ đầu tư, người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

    Đối với các lĩnh vực khác, NHNN mới đây chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) triển khai chương trình cho vay đối với lâm sản, thủy sản với quy mô 15.000 tỷ đồng (cao hơn dự kiến đặt ra là 10.000 tỷ đồng) từ nguồn lực của chính NHTM với lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam thấp hơn tối thiểu từ 1 - 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn của ngân hàng. 

    Ngoài ra, tập trung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong một số ngành nông nghiệp chủ lực như lúa gạo, cà phê...

    Theo báo Vietnamnet, về chính sách hỗ trợ lãi suất, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, đến cuối tháng 6/2023, doanh số hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, dư nợ đạt hơn 56.000 tỷ đồng cho gần 2.100 khách hàng.

    Bên cạnh tín dụng thương mại, các chương trình tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục được tạo điều kiện, đẩy mạnh triển khai. Theo đó, đến ngày 30/6, tổng dư nợ tín dụng chính sách tại NHCSXH đạt 304.431 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2022.

    Mặc dù vậy, tín dụng nền kinh tế 6 tháng đầu năm vẫn tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước, đạt khoảng 12,5 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022, phản ánh khó khăn chung về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trong bối cảnh khách quan với nhiều yếu tố chi phối.

    Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ khó như hiện nay. Việc tăng hay giảm lãi suất, làm thế nào để hài hoà câu chuyện chất lượng tín dụng và tăng trưởng tín dụng, làm thế nào để giải quyết được nợ xấu, để đảm bảo an ninh tài chính của nền tài chính quốc gia, trong đó có sự an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD... là những bài toán khó.

    Phó Thống đốc nói: “Giải quyết được bài toán này là rất khó vì có rất nhiều mục tiêu ngược chiều nhau. Nếu hạ tiêu chuẩn tín dụng thì tín dụng tăng ồ ạt nhưng để lại câu chuyện nợ xấu, suy giảm tài chính của các TCTD. Chưa kể đến lãi suất, cung tiền,..”

    Trong những tháng còn lại của năm 2023, NHNN sẽ tiếp tục điều hành tín dụng theo đúng mục tiêu, định hướng đã đề ra; đồng thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế.

    Bên cạnh các giải pháp của NHNN và ngành ngân hàng, rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, phối hợp, triển khai của các bộ, ngành, địa phương về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác cầu nội địa cải thiện môi trường kinh doanh, khơi thông thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, Phát huy hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Quỹ Phát triển DNNVV...).

    Sự vào cuộc của các Hiệp hội, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả hoạt động,... sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hoàn thành cao nhất mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2023 mà Quốc hội, Chính phủ đã đề ra, tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp đưa tin.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/goi-tin-dung-120-000-ty-cho-nha-o-xa-hoi-hon-1-000-ty-dong-da-duoc-cam-ket-cho-vay-a584225.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phát triển phân khúc nhà ở xã hội dưới góc nhìn doanh nghiệp

    Phát triển phân khúc nhà ở xã hội dưới góc nhìn doanh nghiệp

    Chương trình Nhà ở xã hội thể hiện tầm quan trọng rất lớn về mọi khía cạnh trong cuộc sống, không chỉ đơn giản về vấn đề nhà ở mà nó còn là các vấn đề như an sinh xã hội. Thế nhưng theo một doanh nghiệp, các vấn đề trong quá trình triển khai loại hình nhà ở này vẫn còn gặp nhiều thách thức và hạn chế, làm kìm hãm sự phát triển của nhà ở xã hội.

    Agribank dành 30.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi  lãi suất nhà ở xã hội

    Agribank dành 30.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất nhà ở xã hội

    Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án, người mua nhà nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập thấp, Agribank triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.