+Aa-
    Zalo

    Giật mình: Cầu treo được néo bằng... dây chun, dây lạt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chiếc cầu treo Pan xuống cấp, người ta phải dùng các loại dây thun, dây thừng… để néo những thanh gỗ làm lan can cầu...

    Chiếc cầu treo Pan xuống cấp, người ta phải dùng các loại dây thun, dây thừng… để néo những thanh gỗ làm lan can cầu...

    Chiếc cầu treo bản Pan, xã Phú Xuân, huyện vùng cao, biên giới Quan Hóa (Thanh Hóa) bắc qua dòng sông Mã, nối từ QL 15A qua các bản Mí, Phé và Bá (xã Phú Xuân), hiện nay đã, đang xuống cấp khá nghiêm trọng. Do cầu xuống cấp nên người ta phải dùng các loại dây thun, dây thừng… để néo những thanh gỗ làm lan can cầu.

    Giật mình cầu treo được néo bằng... dây chun, dây lạt
    Dây chun, dây lạt... được dùng để buộc thanh gỗ lan can cầu

    Chiều 13/3, ông Hà Hồng Quản, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân, cho biết: Chiếc cầu treo bản Pan được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2002. Đến năm 2009, cây cầu bị xuống cấp, nên UBND huyện Quan Hóa hỗ trợ theo vốn sự nghiệp giao thông của tỉnh 300 triệu đồng, để thay ván lát mặt cầu.

    “Tuy nhiên, hiện nay các thanh gỗ hai bên lan can cầu đã bị hư hỏng rất nặng. Nhiều thanh ray dọc cầu cũng đã bị đứt nên phải hàn. Bên cạnh đó, hệ thống dây chằng từ hai bên cáp xuống thành cầu bị yếu nên đến mùa mưa bão, nước sông Mã dâng cao, bà con không dám qua lại vì chiếc cầu rung, lắc quá mạnh”, ông Quản nói.

    Cũng theo ông Quản, vài năm trở lại đây, năm nào xã cũng phải chi ngân sách từ 10-15 triệu để tu sửa cầu. Có năm nhiều nhất, UBND xã phải chi tới 43 triệu đồng để tu sửa cây cầu treo này.

    “Xã chúng tôi có 1.900 nhân khẩu ở 5 bản thì phía bên bờ hữu sông Mã đã có tới 1.200 người ở 3 bản. Mỗi ngày có hơn 200 em học sinh các cấp đến trường, hàng trăm lượt người và xe máy chở hàng hóa phải qua chiếc cầu này. Cách đây mấy hôm, ngành giao thông của tỉnh, huyện cũng đã về kiểm tra độ an toàn của chiếc cầu này. Theo đánh giá của đoàn kiểm tra, thì chiếc cầu đã xuống cấp nhiều hạng mục, cần phải tu sửa. Chúng tôi cũng đã đề nghị đoàn kiểm tra sớm có kế hoạch tu sửa lại chiếc cầu, hoặc nếu được thì mong Nhà nước đầu tư xây dựng một cây cầu cứng cho địa phương, vì sắp tới mùa mưa, bão rồi”- ông Quản đề nghị.

    Dưới đây là một số hình ảnh của cây cầu treo Pan:

    Giật mình cầu treo được néo bằng... dây chun, dây lạt
    Cầu treo Pan, xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa).
    Giật mình cầu treo được néo bằng... dây chun, dây lạt
    Rất nhiều người qua lại
    Giật mình cầu treo được néo bằng... dây chun, dây lạt
    trong đó có cả học sinh
    Giật mình cầu treo được néo bằng... dây chun, dây lạt
    Cây cầu đã và đang xuống cấp
    Giật mình cầu treo được néo bằng... dây chun, dây lạt
    Những thanh gỗ lan can cầu mục rỗng
    Giật mình cầu treo được néo bằng... dây chun, dây lạt
    Dùng gốc luồng thay thế.
    Giật mình cầu treo được néo bằng... dây chun, dây lạt
    Dùng dây lạt để buộc vào thành cầu

    Theo Dân việt

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giat-minh-cau-treo-duoc-neo-bang-day-chun-day-lat-a25443.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Rà soát cầu treo, cầu yếu trên toàn quốc

    Rà soát cầu treo, cầu yếu trên toàn quốc

    Sáng 25/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo tiến hành rà soát cầu treo, cầu yếu trên toàn quốc.

    Nỗi sợ hãi mang tên “cầu treo” ở Tây Bắc

    Nỗi sợ hãi mang tên “cầu treo” ở Tây Bắc

    (ĐSPL) – Sau tai nạn sập cầu treo kinh hoàng xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu xảy ra vào sáng ngày 24/2 có một nỗi sợ hãi bao trùm tâm trí người dân Tây Bắc mang tên “cầu treo”.