Mới đây, Trung Quốc đã công bố kế hoạch 5 năm, thay đổi toàn bộ hệ thống khí đốt ở phía Bắc sang khí gas tự nhiên đến năm 2021.
Trong bối cảnh khí hậu toàn cầu đang nóng lên và là một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí hàng đầu, kế hoạch chuyển đổi sang hệ thống khí đốt tự nhiên của Trung Quốc là động thái đối phó tình trạng này trên quy mô diện rộng.
Hàng triệu hộ gia đình và hàng nghìn doanh nghiệp tại các thành phố phía Bắc Trung Quốc hiện nay vẫn đang sử dụng hệ thống khí đốt bằng than đá lạc hậu và thải nhiều khó bụi.
Tuy nhiên, sự thiếu hụt về năng lượng thời gian gần đây đã đẩy cao giá thành các mặt hàng công nghiệp và lương thực trên khắp cả nước. Theo nhận định của các quan chức, việc chuyển đổi sang hệ thống khí gas tự nhiên có thể cải thiện tình trạng này.
Các cơ quan chính phủ, bao gồm Uỷ ban Kế hoạch và Cải cách Quốc gia (NDRC) và Cục Quản lý Kế hoạch Năng lượng Quốc gia đã khẳng định chắc chắn thông tin này trên nhiều phương tiện thông tin lớn.
Mô hình xe tải chạy năng lượng khí tự nhiên tại Trung Quốc - Ảnh: OilPrice |
Kế hoạch 5 năm (2017 – 2021) bao gồm "những quy hoạch cụ thể" về địa phương cũng như các loại khí tự nhiên sẽ được sử dụng như sưởi ấm địa nhiệt, sưởi ấm sinh khối, năng lượng mặt trời.
Trước đó, theo Bloomberg, chiến dịch thay thế hệ thống vận tải chạy xăng dầu truyền thống bằng xe chạy gas tại Bắc Kinh đã cải thiện chất lượng không khí hơn 40% so với năm 2013.
Biểu đồ giá than đá và khí gas tự nhiên trên thế giới 6 tháng cuối năm 2017 - Ảnh: Bloomberg |
Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu của Goldman Sachs cho rằng việc Trung Quốc sử dụng khí gas tự nhiên có thể đẩy giá xăng dầu và các nguyên liệu năng lượng tăng cao khi gặp phải khủng hoảng.
Theo chuyên gia phân tích Christian Lelong của Goldman Sachs, nguồn năng lượng sạch tự nhiên sẽ khó có thể cung cấp đủ cho dân số Trung Quốc và khủng hoảng năng lượng là điều dễ thấy.
Thu Phương(Theo Reuters/ Bloomberg)