1. Chỉ uống nước khi miệng khô
Khác với ăn, cảm giác khát không mạnh như cảm giác đói, khi thấy khát thì cơ thể đã đến lúc bị mất nước. Thiếu nước sẽ khó tập trung, dễ bị kích động, mệt mỏi, thậm chí còn hoa mắt chóng mặt. Nhiều người có thói quen đợi đến khi nào thấy khát mới uống nhưng họ lại không biết rằng lúc ấy cơ thể đã mất đi một lượng nước cần thiết.
Ngoài ra, nếu như bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm và nồng độ chất thải và chất độc chứa trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các loại sỏi thận được phát hiện lâm sàng, thận tích nước đều liên quan đến thói quen uống nước không đủ trong thời gian dài.
2. Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
Một số người uống nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh khát vào ban đêm, nhưng cách làm này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây hại cho sức khỏe của thận. Vì nếu uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, đồng thời dẫn đến tình trạng thường xuyên thức giấc vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Những người không ngủ đủ giấc có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạn tính, tiểu đường, béo phì và trầm cảm. Giấc ngủ rất quan trọng để phục hồi sức khỏe mỗi đêm và sửa chữa các cơ và các cơ quan.
3. Uống đồ uống có ga thay nước
Thói quen của nhiều người, nhất là trẻ nhỏ không thích uống nước lọc, nên thường thay thế bằng nước ngọt. Đặc biệt là những loại đồ uống có ga thường đã khát nhanh giúp cơ thể tỉnh táo trong giây lát khiến cho bạn cảm thấy sảng khoái hơn rất nhiều. Nhưng trên thực tế nếu bạn duy trì thói quen này dễ gây hại cho gan thận, của bạn. Nhất là nước uống có ga còn dễ gây béo phì, tiểu đường, cao huyết áp ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.
Bên cạnh đó, trong thành phần của các loại nước ngọt, nước tăng lực thường có nhiều đường, phốt pho nên sẽ thúc đẩy việc bài tiết canxi ra ngoài, từ đó dẫn tới xuất hiện sỏi thận, xơ gan cho bạn.
Uống nước thế nào là tốt nhất?
- Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày cần cung cấp khoảng 40ml nước cho mỗi kg cơ thể. Như vậy tùy thể trọng, trung bình một ngày một người cần từ 1,5-2 lít nước. Ngoài ra, lượng nước thực tế một người cần uống trong ngày còn phụ thuộc vào các yếu tố: Cường độ vận động, môi trường làm việc, khí hậu.
- Nên uống từng ngụm nhỏ: Uống nước trước tiên phải uống từng ngụm nhỏ, sau khi nước thấm vào toàn bộ khoang miệng mới từ từ nuốt xuống, mỗi lần uống khoảng 200ml. Điều này có thể lợi dụng cơ chế phản hồi sinh học để truyền đạt đến khu trung tâm khát, khiến các tế bào trong cơ thể biết rằng có nước đang đi vào cơ thể, để hấp thụ hoàn toàn.
- Nước ấm: Uống nước ấm tốt hơn so với nước lạnh, nước ấm không gây kích ứng, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Mỗi sáng uống một cốc nước ấm giúp giảm sưng đau ở cổ họng, giúp nhu động ruột tốt cho tiêu hóa, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và giúp đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.
- Nên ngồi uống nước: Với tư thế này nước sẽ được giữ lại trong cơ thể lâu hơn. Ngồi uống nước cơ thể được hấp thụ các dưỡng chất hiệu quả hơn.
- Không uống nước nhiều trước khi đi ngủ: Bạn nên hạn chế uống nước sau 18h và nếu có uống thì uống trước khi đi ngủ 45 phút đến 1 giờ.
Linh Chi(T/h)