+Aa-
    Zalo

    Đừng bỏ qua các phương pháp can thiệp và điều trị trẻ chậm phát triển

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trẻ thông minh, khỏe mạnh là mong ước của bất cứ người cha, người mẹ nào. Tuy nhiên, nếu không may con chậm phát triển trí tuệ, cha mẹ cũng đừng buồn.

    Trẻ thông minh, khỏe mạnh là mong ước của bất cứ người cha, người mẹ nào. Tuy nhiên, nếu không may con chậm phát triển trí tuệ, cha mẹ cũng đừng buồn. Bởi tình yêu của cha mẹ dành cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển bình thường.

    Ba mẹ biết gì về trẻ chậm phát triển trí tuệ?

    Trẻ chậm phát triển trí tuệ hay còn gọi là trẻ chậm phát triển tâm thần, được đặc trưng bởi trí thông minh dưới mức trung bình và thiếu các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Những trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể học và thực hành các kỹ năng mới, nhưng với tốc độ chậm hơn so với những trẻ bình thường khác. Có 4 mức độ chậm phát triển trí tuệở trẻ, từ nhẹ đến nặng, tùy từng mức độ mà trẻ có biểu hiện khác nhau.

    Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ

    IQ 50 – 70, hoạt động trí tuệ và vận động hành vi đều chậm hơn bình thường, có thể tiếp nhận những kỹ năng mới và hòa nhập với xã hội, không có những dấu hiệu vật lý bất thường, có kỹ năng đọc và toán học cho đến lớp 3 – 6.

    Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ

    Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức độ vừa

    IQ 35 – 49, có thể tham gia vào các hoạt động và tự chăm sóc, chậm nói, có thể có các dấu hiệu bất thường, có thể học giao tiếp đơn giản và các kỹ năng về an toàn và sức khỏe.

    Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng

    IQ 20 – 34, chậm vận động thô( chậm đi, lẫy, bò), ít hoặc không có kỹ năng giao tiếp, nhưng có một số hiểu biết về lời nói và khả năng tương tác, chậm trong việc học các thói quen hàng ngày, cần phải có người bên cạnh hướng dẫn.

    Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức độ rất nặng

    IQ <20, có sự chậm trễ đáng kể cả hoạt động trí tuệ và vận động hành vi, không có khả năng tự chăm sóc, cần có người chăm sóc và giám sát chặt chẽ.

    Cha mẹ có thể làm gì khi con chậm phát triển trí tuệ?

    Để can thiệp cũng như điều trị đúng cách, mang lại hiệu quả cao nhất cho trẻ thì trước tiên ba mẹ nên trang bị cho mình những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện của trẻ chậm phát triển là như thế nào?

    • Luôn luôn khuyến khích trẻ tiếp thu những điều mới lạ trong cuộc sống của trẻ để tăng sự nhạy bén cho trẻ.
    • Cha mẹ tuyệt đối đừng bao giờ la mắng hoặc có những lời lẽ chê bai trẻ khi trẻ làm sai.

    Không nên la mắng trẻ chậm phát triển trí tuệ

    • Cha mẹ nên khuyến khích sự độc lập ở trẻ và hãy để trẻ học các kỹ năng mới từ từ
    • Đưa ra những hướng dẫn cần thiết và khen ngợi trẻ khi trẻ học được những cái mới hoặc thực hành được kỹ năng mới. Đây là cách cha mẹ truyền động lực cho trẻ để trẻ có thể thực hiện các hoạt động đơn giản một cách độc lập.
    • Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động nhóm khác nhau như ca hát, vẽ tranh… Điều này có thẻ giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng xã hội và trẻ sẽ dễ hòa nhập với các bạn hơn.

    Trẻ chậm phát triển trí tuệ tham gia vui chơi cùng bạn

    • Dành nhiều thời gian quan tâm và chăm sóc trẻ để cha mẹ có thể hiểu được một cách khái quát cũng như chi tiết về tình trạng của con.
    • Phương pháp dạy, can thiệp tại nhà và ở trường nên có sự nhất quán, bởi trẻ tiếp thu những cái mới rất chậm và dễ dàng theo dõi được sự tiến bộ cũng như cải thiện của con trong việc học tập tại trường.
    • Cha mẹ có thể tham gia các nhóm hội cha mẹ có con em chậm phát triển trí tuệ. Bằng cách gặp gỡ cũng như chia sẻ kinh nghiệm, cha mẹ có thể nhận được lời khuyên tốt nhất.
    • Tìm hiểu nhiều phương pháp khác nhau có thể giúp cha mẹ quản lý hành vi của trẻ tốt hơn, như các hoạt động trò chơi, trao thưởng.
    • Khi trẻ có những hành vi bộc phát hoặc giận dữ, hãy nhẹ nhàng nói chuyện với con hoặc kể những câu chuyện cười để giúp vượt qua sự tức giận, thất vọng và cảm thấy tích cực về bản thân.

    Nuôi dưỡng trẻ chậm phát triển trí tuệ đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực đáng kể của các bậc cha mẹ. Bởi trẻ cần được chăm sóc đặc biệt, cha mẹ cần chú ý đến những nhu cầu cơ bản của trẻ như chăm sóc, vệ sinh, y tế và giáo dục học hành.

    Do đâu mà trẻ chậm phát triển trí tuệ?

    Chưa có một nguyên nhân rõ ràng nào được cho rằng dẫn tới tình trạng chậm phát triển trí tuệở trẻ. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu khoa học đã đưa ra một số yếu tố thuận lợi chính dưới gây ra hội chứng này ở trẻ:

    • Chấn thương não.
    • Vật lý: Ho gà, sởi, viêm màng não.
    • Tiếp xúc với các chất độc như chì, thủy ngân.
    • Suy dinh dưỡng cực độ, không được chăm sóc y tế đầy đủ.
    • Di truyền: gen bất thường truyền từ cha mẹ sang con, hội chứng Down.
    • Môi trường: Mẹ sử dụng ma túy hoặc rượu bia trong quá trình mang thai.

    Can thiệp cho trẻ chậm phát triển trí tuệ không phải là một quá trình dễ dàng, nhiều khi cảm thấy mệt mỏi về thể chất, bất lực về tinh thần vì họ phải làm việc quá mức để đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của con mình. Kể từ khi trẻ không thể thực hiện được các hoạt động hàng ngày của mình một cách độc lập, cha mẹ phải liên tục vào cuộc sống của trẻ. Nuôi dưỡng trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể tốn kém hơn nhiều khi nuôi dưỡng một đứa trẻ khỏe mạnh. Nhưng đừng vì sự khó khăn đó mà từ bỏ đi cơ hội mang lại tuổi thơ cho con. Bởi hơn ai hết, cha mẹ luôn hiểu rằng, con luôn là mối quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất của mình.

    Không có gì là không thể cha mẹ ạ, nỗ lực và kiên trì thì mọi khó khăn vất vả cũng sẽ đi qua. Đừng vì sự nản chí nhất thời mà lỡ nhịp tương lai trẻ con.

    Nếu còn vấn đề gì THẮC MẮC, phụ huynh có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0987 126 085 để được TƯ VẤN và HỖ TRỢ miễn phí

    Thông tin hữu ích:

    Não bộ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ở trẻ nhỏ vậy nên việc bổ sung sản phẩm bổ não hỗ trợ phát triển trí tuệ là điều cần thiết cho trẻ đặc biệt cần thiết với các trẻ rối loạn phát triển trí tuệ. Hiện nay, Vương Não Khang là sản phẩm đã được Bệnh viện Nhi Trung ương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và ghi nhận kết quả hỗ trợ điều trị hiệu quả trong các lĩnh vực:

    ► Cải thiện khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, tiếp thu

    ► Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.

    ► Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu.

    ► Tăng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ

    Không tìm thấy tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng VƯƠNG NÃO KHANG. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ

    Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 4 ( 959) – 2015.

    Kim Thoa

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dung-bo-qua-cac-phuong-phap-can-thiep-va-dieu-tri-tre-cham-phat-trien-a250616.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan