+Aa-
    Zalo

    Đối thoại Shangri-La 2017: Mỹ sẽ không rời bỏ châu Á

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong ngày làm việc thứ hai của Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã đưa ra một thông điệp rõ ràng: Mỹ sẽ không rời bỏ châu Á.

    Trong ngày làm việc thứ hai của Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã đưa ra một thông điệp rõ ràng: Mỹ sẽ không rời bỏ châu Á.

    Thông tin trên TTXVN cho biết, đây là tuyên bố hiếm hoi của một quan chức hàng đầu trong chính quyền Tổng thống Donald Trump về cách tiếp cận riêng biệt đối với khu vực này trong khi sự phối hợp với Trung Quốc vẫn còn là một thách thức, đặc biệt trong vấn đề Triều Tiên và những tranh cãi về vấn đề Biển Đông.

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: AFP/TTXVN

    Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 ở Singapore, Bộ trưởng Mattis đã trình bày một chiến lược 3 điểm của chính quyền mới tại Mỹ về khu vực này. Ông nhấn mạnh nỗ lực hàng đầu của Mỹ vẫn là tăng cường các quan hệ liên minh với Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Philippines và Thái Lan.

    Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho rằng các liên minh tạo ra các con đường cho hòa bình, thúc đẩy các điều kiện cho tăng trưởng kinh tế với các nước có cùng quan điểm, trong khi kiềm chế kế hoạch của những nước muốn tấn công các nước khác hoặc tìm cách áp đặt ý chí của họ lên các nước khác.

    Ở điểm thứ hai, Mỹ có kế hoạch tăng cường nỗ lực tăng cường sức mạnh cho các quốc gia khác ở châu Á để họ có thể đóng vai trò lớn hơn trong hòa bình và an ninh của mình. Ông coi Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Singapore và Đài Loan là các đối tác quân sự quan trọng tiềm năng. Ông chủ Lầu Năm Góc nhắc đến hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, dường như để thể hiện thiện ý của Mỹ, đồng thời bày tỏ sự lạc quan về tương lai của ASEAN.

    Cuối cùng, Bộ trưởng Mattis tuyên bố các kế hoạch nhằm thúc đẩy các năng lực quân sự của Mỹ ở châu Á, cho rằng sức mạnh quân sự là nền tảng cho ngoại giao. Ông cho biết, 60% khí tài chiến thuật trên không của Mỹ ở nước ngoài sẽ sớm được phân bổ" tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

    Một nội dung khác được đăng tải trên báo Tiền Phong, Bộ trưởng Mattis cho biết việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) nhằm ngăn chặn các mối đe dọa “thực sự” từ Triều Tiên đang ngày càng cấp bách.


    “Tôi không muốn gửi THAAD tới Hàn Quốc và bảo vệ người dân Hàn Quốc khỏi một vấn đề tưởng tượng. Đó là một vấn đề thực sự. Và vấn đề đó không phải là Hàn Quốc đưa ra hệ thống phòng thủ thuần túy để bảo vệ người dân, mà đó là Triều Tiên”, Bộ trưởng Mattis tuyên bố.

    Ông Mattis nhấn mạnh, Mỹ sẽ đặt ưu tiên hàng đầu trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên trên cơ sở liên minh chặt chẽ với Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc, cũng như với Trung Quốc.

    “Triều Tiên tiếp tục theo đuổi vũ khí hạt nhân và các phương pháp để họ thực hiện điều đó không còn xa lạ, nhưng chế độ này đã đẩy nhanh tốc độ và phạm vi chương trình của họ. Các hành động của chế độ này là bất hợp pháp theo pháp luật quốc tế. Cộng đồng quốc tế đều thống nhất, tình hình hiện này không thể tiếp tục”, Yonhap dẫn lời ông Mattis.

    Ông Mattis cũng tái khẳng định cam kết không đổi của chính phủ Trump nhằm tăng cường mối quan hệ với các đồng minh trong khu vực.

    “Chúng tôi đang làm việc minh bạch và thống nhất với Hàn Quốc để bảo vệ, chống lại mối đe dọa ngày càng tăng do vũ khí hạt nhân và các chương trình tên lửa đạn đạo hung hăng và gây bất ổn của Triều Tiên”.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doi-thoai-shangri-la-2017-my-se-khong-roi-bo-chau-a-a192220.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan