+Aa-
    Zalo

    Doanh nghiệp trộn bột ngọt từ nhiều nguồn: Có nên khuyến khích hay không?

    • PVDSPL

    (ĐS&PL) - Người tiêu dùng hoang mang trước tình trạng bột ngọt không rõ nguồn gốc, xuất xứ tràn lan trên thị trường, thậm chí len lỏi vào cả các siêu thị lớn.

    Gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại bột ngọt không rõ nguồn gốc, xuất xứ được san chia, sang chiết và đóng gói lại rồi bán cho người tiêu dùng, không chỉ tại các chợ mà còn cả các siêu thị lớn trên cả nước.

    Cá biệt, có trường hợp còn mua bột ngọt từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là từ nước ngoài như Trung Quốc về trộn lẫn rồi san chia, sang chiết và đóng gói bán ra thị trường, mà không ghi rõ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của bột ngọt bên trong, cũng như thông tin về các tổ chức, cá nhân sản xuất ra bột ngọt trước khi đóng gói.

    Nhiều loại bột ngọt được san chia, sang chiết và đóng gói lại rồi bán cho người tiêu dùng mà không ghi rõ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ.

    Nhiều loại bột ngọt được san chia, sang chiết và đóng gói lại rồi bán cho người tiêu dùng mà không ghi rõ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ.

    Điều này đặt ra câu hỏi liệu sản phẩm bột ngọt này có an toàn với người tiêu dùng hay không? và hình thức kinh doanh này có ảnh hưởng đến công tác quản lí về phụ gia thực phẩm cũng như vấn đề thu hút đầu tư tại Việt Nam?

    Xét về yếu tố an toàn, việc trộn lẫn nhiều nguồn bột ngọt để san chia, sang chiết và đóng gói nhưng không công bố thông tin các nhà sản xuất ra bột ngọt trước khi mua về để trộn lẫn và san chia, sang chiết, đóng gói; không minh bạch công thức, tỉ lệ trộn cũng như căn cứ để ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng dễ khiến người tiêu dùng quan ngại và đặt ra nghi vấn liên quan đến sức khỏe. Bên cạnh đó, yếu tố giá thành cũng được không ít người tiêu dùng quan tâm, khi loại bột ngọt này được trộn lẫn từ nhiều nguồn bột ngọt mua từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, sau đó san chia, sang chiết và đóng gói nhưng lại được bán với giá không thấp hơn giá bột ngọt được sản xuất trực tiếp từ nguyên liệu trong nước là bao, thì có tương xứng với số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra hay không?

    Đối với công tác quản lí phụ gia thực phẩm, đây có thể là lần đầu tiên xuất hiện mặt hàng bột ngọt được mua từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó trộn lẫn để san chia, sang chiết và đóng gói. Do đó, việc xác định cách ghi nhãn về xuất xứ, hay căn cứ để ghi hạn sử dụng, ngày sản xuất vẫn đang còn là vấn đề. Kể cả khi doanh nghiệp liệt kê ra tất cả xuất xứ các nguồn bột ngọt thì cũng rất khó để cơ quan quản lí xác minh thông tin có chính xác hay chưa.

    Cần phải nói thêm, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất bột ngọt trực tiếp tại Việt Nam sử dụng nguyên liệu nông nghiệp trong nước như mật mía được sản xuất từ nguyên liệu mía tại các nhà máy đường trong nước, hay tinh bột khoai mì được sản xuất từ khoai mì (sắn) tại các nhà máy sản xuất tinh bột trong nước... Từ những nguyên liệu này, thông qua quá trình lên men và các quá trình khác sẽ tạo ra bột ngọt, sau đó kiểm tra chất lượng và đóng gói để bán ra thị trường. Do đó, việc các công ty mua bột ngọt từ các nguồn khác nhau, chủ yếu là từ nước ngoài như Trung Quốc sau đó trộn lẫn, san chia, sang chiết để đóng gói lại rồi bán cho người tiêu dùng Việt Nam là hoàn toàn khác biệt với hoạt động sản xuất bột ngọt trực tiếp từ nguyên liệu nông nghiệp trong nước.

    Xét về thu hút đầu tư, Việt Nam luôn tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể triển khai hoạt động sản xuất trực tiếp tại Việt Nam. Hoạt động đầu tư sản xuất trực tiếp tại Việt Nam sẽ giúp tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa để thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước. Chưa kể, doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại Việt Nam còn mang những công nghệ sản xuất tiên tiến về Việt Nam, đào tạo ra nguồn lao động chất lượng góp phần phát triển nhân lực cho đất nước…, từ đó góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

    Trong khi đó, những công ty đơn thuần chỉ mua bột ngọt từ các nguồn khác nhau, chủ yếu là được sản xuất tại nước ngoài như Trung Quốc, sau đó trộn lẫn, san chia, sang chiết để đóng gói lại rồi bán ra thị trường không sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, không bỏ ra nhiều chi phí đầu tư vì chỉ mua bột ngọt từ nhiều nguồn khác nhau về trộn lẫn, san chia, sang chiết và đóng gói. Do đó, nói một cách tổng quan thì những công ty với mô hình kinh doanh này sẽ không góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội như những doanh nghiệp đầu tư sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, mà còn có thể gây ra tác động lâu dài cho môi trường đầu tư trong nước, trong đó bao gồm việc giảm động lực của các nhà đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Cụ thể, các nhà đầu tư sản xuất trực tiếp phải bỏ ra rất nhiều chi phí như xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, sử dụng nguyên liệu nông nghiệp trong nước, tuyển dụng nhiều lao động địa phương, đóng góp cho ngân sách nhà nước… Điều này dẫn đến việc giảm lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp chỉ đơn thuần mua bột ngọt từ các nguồn khác nhau, chủ yếu là được sản xuất tại nước ngoài như Trung Quốc sau đó trộn lẫn, san chia, sang chiết để đóng gói lại rồi bán ra thị trường, vì các doanh nghiệp này chỉ phải đầu tư cho thiết bị đóng gói… Và đặc biệt, khi thuế suất nhập khẩu bột ngọt từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc vào Việt Nam đang bằng không, có nghĩa là nhà nước sẽ không thu thuế nhập khẩu của bột ngọt từ các nước trên.

    Với những phân tích trên đây, liệu hình thức mua bột ngọt từ các nguồn khác nhau, chủ yếu là từ nước ngoài như Trung Quốc để trộn lẫn, san chia, sang chiết và đóng gói lại rồi bán ra thị trường có nên được khuyến khích tại Việt Nam?

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/doanh-nghiep-tron-bot-ngot-tu-nhieu-nguon-co-nen-khuyen-khich-hay-khong-a482469.html
    Bột ngọt – những thắc mắc thường gặp

    Bột ngọt – những thắc mắc thường gặp

    Bột ngọt là một chất điều vị được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Xung quanh bột ngọt, có nhiều thắc mắc thường gặp liên quan đến tính an toàn....

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bột ngọt – những thắc mắc thường gặp

    Bột ngọt – những thắc mắc thường gặp

    Bột ngọt là một chất điều vị được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Xung quanh bột ngọt, có nhiều thắc mắc thường gặp liên quan đến tính an toàn....