+Aa-
    Zalo

    Điều gì khiến một bậc đế vương bị ép đến chết?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cuộc đời của vị vua trẻ này thật là bi đát. Ban đầu ông bị ép phải dời đô, sau đó đến ép nhường ngôi, ép đi tu và cuối cùng là bị ép phải chết.

    (ĐSPL) - Cuộc đời của vị vua trẻ này thật là bi đát. Ban đầu ông bị ép phải dời đô, sau đó đến ép nhường ngôi, ép đi tu và cuối cùng là bị ép phải chết.
    Trần Thuận Tông (1388-1398) là vị vua thứ 12 của triều Trần, tên thật là Trần Ngung, sinh năm Mậu Ngọ (1378) là con út của Trần Nghệ Tông, có tước phong là Chiêu Định vương. Sau khi Trần Phế Đế bị giết, Trần Ngung được Thượng hoàng Nghệ Tông lập lên làm vua, ông lên ngôi lấy niên hiệu là Quang Thái. Tiếng là làm vua trong 10 năm (1388-1398) nhưng Trần Thuận Tông thực ra không có quyền hành gì, thời gian đầu thì mọi việc quân quốc quan trọng đều do Thượng hoàng Nghệ Tông quyết định, sau khi thượng hoàng mất thì quyền điều hành chính sự do Lê Quý Ly chuyên quyền hành xử. Chính do không có thực quyền nên Trần Thuận Tông chỉ ngồi làm vì, đến mạng sống của mình cũng không giữ nổi cuối cùng phải gánh lấy hậu vận bi thảm.
    Cuộc đời của vị vua trẻ này thật là bi đát. Ban đầu ông bị ép phải dời đô, sau đó đến ép nhường ngôi, ép đi tu và cuối cùng là bị ép phải chết.
    Điều gì khiến một bậc đế vương bị ép đến chết
    Tượng vua Trần Thuận Tông tại Đền Trần (Nam Định).
    Sau khi ép Trần Thuận Tông xuất gia, Lê Quý Ly “sai Nội tẩm học sinh Nguyễn Cẩn đi theo để trông coi. Vua hỏi rằng: Người theo hầu ta muốn làm gì chăng? Cẩn không nỡ trả lời” (Đại Việt sử ký toàn thư). Sợ có biến, Lê Quý Ly quyết định giết Trần Thuận Tông đồng thời cũng là con rể của mình, ông lấy chuyện của Dương Nhật Lễ (tức Hôn Đức Công) và Trần Phế Đế (tức Linh Đức vương), những vị vua bị truất ngôi rồi bị giết để ép Trần Thuận Tông tự tử. Trong bức thư gửi vua, Lê Quý Ly viết: “Tiền hữu dung ám quân, Hôn Đức cập Linh Đức. Hà bất tảo an bài, Đồ sử lao nhân lực”. (Nghĩa là: Trước đã có vua hèn ngu là Hôn Đức và Linh Đức. Sao bây giờ không sớm tự liệu đi, đừng để cho người khác nhọc sức).
    Tiếp đó Lê Quý Ly bí mật cho người đưa một bức thư khác đến chỗ Nguyễn Cẩn, trong thư viết ngắn gọn: “Nguyên Quân không chết thì ngươi phải chết” (Nguyên Quân là ý chỉ Trần Thuận Tông). Nhận được thư, Nguyễn Cẩn liền lấy thuốc độc ép vua phải uống rồi bắt uống thêm nước dừa, lại không cho ăn gì để thuốc phát tác nhanh nhưng Trần Thuận Tông vẫn không chết. Nghe tin báo bức tử không thành, Lê Quý Ly bèn sai Xa kỵ vệ thượng tướng quân Phạm Khả Vĩnh đến dùng dây lụa thắt cổ giết chết vua. Sách Đại Việt sử ký toàn thư thì viết như vậy nhưng sách Việt sử tiêu án thì viết “Phạm Khả Vĩnh treo cổ vua lên cho chết”. Năm ấy Trần Thuận Tông mới 21 tuổi.
    Luật nay:  Các đối tượng đã phạm tội giết người
    Sách Việt sử tiêu án nói rõ: “Tuy làm vua mà chỉ giữ hư vị, làm vị vua bù nhìn”. Còn trong Đại Việt sử ký toàn thư thì viết: “Vua chỉ ngồi giữ ngôi không, việc nước trong tay quyền thần làm cả, tai họa đến thân mà không biết, thương thay!”. Tuy nhiên, đó là việc triều chính còn cái chết của ông thì phải điều tra rõ ràng để buộc tội người có hành động ép vua phải chết đó. Trên thực tế, vụ án mạng này là rất nghiêm trọng. Sau khi đối tượng dùng thuốc độc để hại chết vua không được, chúng thẳng thừng quay sang ép vua phải thắt cổ chết. Hành vi đã quá rõ ràng và chứng cứ đầy đủ để khép tội các đối tượng vào tội giết người theo quy định của pháp luật thời nay. Theo Điều 93 BLHS quy định rõ: Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: o) Có tổ chức... Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dieu-gi-khien-mot-bac-de-vuong-bi-ep-den-chet-a35716.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan