+Aa-
    Zalo

    Điểm tin đời sống mới nhất ngày 14/12/2016

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mổ đẻ thành công cho ca sinh ba của một sản phụ vùng cao; Những ai có mẹ sẽ khóc khi biết được câu chuyện của cụ bà này... là những tin đời sống mới nhất 24h qu

    (ĐSPL) - Mổ đẻ thành công cho ca sinh ba của một sản phụ vùng cao; Những ai có mẹ sẽ khóc khi biết được câu chuyện của cụ bà quá cô đơn này... là những tin đời sống mới nhất 24h qua.

    Mổ đẻ thành công cho ca sinh ba của một sản phụ vùng cao

    Ba bé trai, con của sản phụ Lữ Thị Phòng (26 tuổi), người dân tộc Thái, trú bản Xoong Con, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã chào đời vào tháng thứ 8 của thai kỳ tại Bệnh viện Sản - Nhi.


    Xem tin chi tiết...

    Những ai có mẹ sẽ khóc khi biết được câu chuyện của cụ bà quá cô đơn này

    Một bà cụ ở Chiết Giang thừa nhận rằng mình đang rất cô đơn và sẵn sàng trả tiền cho ai chịu làm con gái bà trong thời gian đi nghỉ ở đảo Hải Nam.


    Xem tin chi tiết...

    Con gái chụp trộm ảnh bố mẹ tình cảm khiến nhiều người suy nghĩ lại về hạnh phúc

    Chỉ với một bức ảnh giản dị, tình cảm của cặp vợ chồng được con gái ghi lại đăng tải trên mạng xã hội đã khiến nhiều người phải ngưng lại một phút giây suy nghĩ về thứ gọi là hạnh phúc gia đình.


    Xem tin chi tiết...

    Cộng đồng mạng nghẹn ngào trước chuyện tình cảm động của hai ông bà U80

    Hình ảnh người bà U80 túc trực cả đêm bên linh cữu của người chồng gắn bó gần 60 năm với mình đã khiến dân mạng xúc động.


    Xem tin chi tiết...

    Nút mạch, chèn bóng cứu bệnh nhân “chết đuối trên cạn”

    Kiến thức đăng tin cho biết, bệnh nhân là Lăng Văn Toàn, 38 tuổi, đến từ tỉnh Yên Bái. Trước khi được chuyển đến cấp cứu ở Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh nhân vào Viện Tim mạch Quốc gia để khám và điều trị nhịp tim nhanh. Sau khi khám, các bác sĩ ở viện này đã hẹn bệnh nhân triệt đốt nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân đột ngột ho ra máu dữ dội, phổi phải toàn máu, nguy cơ “chết đuối trên cạn” tới gần.


    Trong tình huống cấp bách khi máu từ phổi cứ trào ra, bệnh nhân đã được đặt ống nội khí quản hai nòng, mỗi nòng vào một bên phổi nhờ đó cách ly được hai bên phổi, mục đích giữ cho bên phổi lành không bị ngập máu từ bên phổi bệnh lý và vẫn hoạt động được để đảm bảo hô hấp. Đồng thời, với việc cách ly hai lá phổi, các bác sĩ tiếp tục tìm nguyên nhân khiến máu tràn vào phổi. Với việc chụp mạch phế quản, các bác sĩ phát hiện có sự giãn động mạch phế quản và vỡ tại vị trí giãn động mạch phế quản chính là nguyên nhân gây chảy máu phổi. Phối hợp với Khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh nhân đã được nút động mạch phế quản giãn vỡ dưới màn tăng sáng để cầm máu. Cùng với nút mạch, máu cũ tồn trong phổi bệnh lý được dùng các biện pháp nội soi phế quản để hút ra... Quả nhiên sau khi nút mạch và hút máu cũ từ phổi ra, phổi nở hơn, chức năng hô hấp được cải thiện.

    Theo BS Mai Văn Cường, Khoa Hồi sức tích cực, người trực tiếp điều trị bệnh nhân: So với lúc vào cấp cứu, tình trạng bệnh nhân tốt hơn rất nhiều. Dù bệnh nhân đã tự thở được nhưng các bác sĩ vẫn phải theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu như ho ra máu, các thông số đánh giá khả năng hoạt động của phổi và chụp phim phổi để theo dõi tổn thương... Nếu những ngày tới bệnh nhân ngừng chảy máu từ phế quản thì việc điều trị sẽ khả quan.

    Bác sĩ vất vả cứu bệnh nhân bị vi khuẩn ăn mục nát cơ tim

    Theo Sống khỏe, chị Nguyễn Thị Hoà 44 tuổi, ở Hòa Long, Bắc Ninh, đã hồi phục, xuất viện sau 2 tháng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Nhiều người, thậm chí các bác sĩ cũng không nghĩ chị có thể sống. Ít ai biết được để chụp được bức ảnh bệnh nhân cười khi xuất viện là nỗ lực của biết bao con người: Bác sĩ, điều dưỡng, nhà hảo tâm, nhân viên công tác xã hội, quỹ bảo hiểm y tế chi trả hàng trăm triệu...


    Từ tháng 6, chị Hòa sốt cao, uống thuốc hạ được vài hôm lại sốt. Đi khám lúc thì được chẩn đoán sốt virus, lúc thì lại xuất huyết dạ dày, người chị ngày càng yếu dần, nằm nghiêng bên phải là không chịu được. Chị cứ ra vào bệnh viện tuyến dưới mãi không đỡ. Đến giữa tháng 9, bị ngất liên tục, người tím tái chị được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu.

    Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch (C8), Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tình trạng bệnh nhân khi nhập viện bị nhiễm trùng rất nặng, vi khuẩn ăn thủng rách hết van động mạch chủ, sang cơ tim, suy tim, khó thở, sốt… Trước khi mổ tim, bệnh nhân thường được yêu cầu điều trị khỏi hết các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Với chị Hòa thì ngược lại, càng mổ sớm càng tốt, uống thuốc không thể kiểm soát được nhiễm khuẩn.

    Xác định cứu được bệnh nhân sẽ vô cùng khó khăn, tốn kém, chăm sóc dài ngày, trong khi hoàn cảnh éo le, các bác sĩ vẫn quyết tâm mổ vì “người vẫn còn có cơ hội sống thì cứ cứu rồi đến đâu thì tính. Tiền nong thì mỗi người một chân một tay, sẽ đi xin”.

    Ca mổ không hề đơn giản. Thông thường, bác sĩ sẽ thay van tim nhân tạo cho bệnh nhân, nhưng với chị Hòa, điều này là không thể vì tim không còn “bản lề” để lắp van vào nên sẽ rơi. Hơn nữa, van là dị vật, khi đặt vào cơ thể việc kiểm soát nhiễm khuẩn càng khó hơn, tỷ lệ bung ra cao.

    Vì thế, các bác sĩ đã quyết định hoán đổi van, cắt van động mạch phổi để ghép sang vị trí của van động mạch chủ, sau đó lấy màng tim tạo ra một van nhân tạo khác thay thế van động mạch phổi bị cắt. Do tính chất của tim phải, tim trái; van động mạch chủ cần độ kín hơn rất nhiều, nếu không tim bị suy, trong khi đó van động mạch phổi hở một chút cũng không sao.

    "Khi mổ bác sĩ ngỡ ngàng vì người bệnh có thể sống với thương tổn kinh khủng như thế, van rách nát hết, cơ tim bị 'ăn' thành ổ áp xe đầy mủ... Chúng tôi phải làm sạch, gắp hết mùn ra để phẫu thuật", tiến sĩ Hùng kể lại.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/diem-tin-doi-song-moi-nhat-ngay-14122016-a173956.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan