+Aa-
    Zalo

    Điểm lại những sự kiện giáo dục "gây tranh cãi" năm 2014

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong năm 2014, ngành giáo dục đã có không ít đề án, sự kiện, chủ trương nhận được sự quan tâm của dư luận.

    (ĐSPL) - Đề án đổi mới sách giáo khoa hơn 34.000 tỷ đồng giảm còn hơn 400 tỷ đồng, đề án thay sách giáo khoa bằng máy tính bảng cho học sinh tiểu học, hơn 600 học sinh Hà Tĩnh không đến trường trong 3 tháng... là những sự kiện thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận trong năm 2014.

    1. Đề án làm sách giáo khoa hơn 34.000 tỷ đồng giảm còn hơn 400 tỷ đồng

    Ngày 14/4, tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi trả lời câu hỏi của thành viên Ủy ban, Bộ GD-ĐT cho biết số tiền khái toán cho Đề án đổi mới chương trình, SGK phổ thông là hơn 34.000 tỷ đồng.
    Tuy nhiên, ngày 20/4, tại chương trình "Dân hỏi Bộ trưởng trả lời", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định: "Số tiền dự toán 34.000 tỷ đồng cho đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa là sai sót đang tiếc. Và cho đến thời điểm này chưa có một con số nào cả về kinh phí cho đề án này".
    Trong phiên họp cuối năm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã trình lại Quốc hội với tổng số kinh phí dự kiến chỉ còn 462 tỷ đồng. Đề án này đã được Quốc hội thông qua với 88,22\% đại biểu tán thành.

    2. Đề án "Máy tính bảng thay thế sách giáo khoa cho học sinh tiểu học"

    Theo đề án sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng, TPHCM sẽ trang bị trên 337.500 máy tính bảng cho giáo viên và học sinh lớp 1, 2, 3 với tổng kinh phí thực hiện thí điểm dự kiến 4.000 tỷ đồng.

    Đề án sách giáo khoa điện tử gây ồn ào dư luận trong khoảng thời gian dài. (Ảnh minh họa).

    Cụ thể, lớp học sẽ được trang bị Wifi, mỗi học sinh (HS) sử dụng một máy tính bảng riêng, trong đó cài đặt nội dung sách giáo khoa chính thức của Bộ GD-ĐT ở tất cả các môn học từ lớp 1 đến lớp 3 đã được số hóa theo công nghệ 3D.
    Giáo viên sẽ sử dụng phần mềm để soạn giáo án, quản lý lớp học và có thể kiểm soát các em đang thao tác gì trên máy.
    Tuy nhiên, ngay sau khi đề án được công bố đã phải nhận rất nhiều phản ứng gay gắt từ dư luận. Trong đó, đa phần là phản đối vì đề án này còn nhiều bất cập và chưa phù hợp với tình hình kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay.
    Trước "bão" dư luận, đề án này của Sở GD-ĐT TP.HCM vẫn chỉ dừng lại ở dự thảo.

    3. Ưu tiên cộng điểm cho con của người hoạt động Cách mạng trước 1945

    Ngày 18/4, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư Bổ sung vào Quy chế tuyển sinh THCS và THPT.
    Theo quy định này, bắt đầu từ ngày 2/6/2014, con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Con của người hoạt động Cách mạng trước ngày 1/1/1945; Con của người hoạt động Cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 sẽ được cộng điểm ưu tiên trong các kỳ tuyển sinh THPT.
    Quy định này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận vì cho rằng, con của những người thuộc diện trên đều đã nhiều tuổi nên văn bản này không có giá trị thực tế.

    4. Hơn 600 học sinh Hà Tĩnh không đến trường trong 3 tháng

    Để phản đối chủ trương sáp nhập trường THCS Hương Bình sang trường Hòa Hải và Phúc Đồng trong cùng huyện Hương Khê, nhiều phụ huynh xã Hương Bình đã bắt con em mình nghỉ học để gây áp lực.

    Đến nay, đa số các em học sinh đã quay trở lại trường học. (Ảnh: Vietnamnet).

    Sự việc xảy ra sau khi khai giảng năm học mới và đến nay, khi học sinh các nơi đang chuẩn bị thi học kỳ 1 thì vụ việc mới được giải quyết.
    Sau nhiều lần đối thoại và sử dụng các chính sách bất thành, chính quyền đã "mạnh tay" với các biện pháp như cách chức Phó Chủ tịch HĐND xã, cho hiệu trưởng tạm nghỉ việc để vận động cháu tới trường và đặc biệt, cơ quan chức năng đã bắt giữ những người được cho là "kích động việc tổ chức phản đối". Sau 3 tháng, đa số các em học sinh đã tới trường.

    5. Bỏ hình thức chấm điểm đối với học sinh tiểu học

    Theo quy định của Bộ GD-ĐT, bắt đầu từ 15/10, sẽ bỏ hình thức chấm điểm đối với học sinh tiểu học. Thay vào đó sẽ đánh giá năng lực học sinh bằng cách nhận xét theo mức độ hoàn thành hay không hoàn thành.
    Cụ thể, đánh giá học sinh tiểu học được hiểu là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.
    Quy định này được rất nhiều chuyên gia giáo dục và các bậc phụ huynh ủng hộ vì cho rằng nó sẽ giảm bớt áp lực cho học sinh và sẽ không còn căn bệnh thành tích như hiện nay.
    Bên cạnh đó, vẫn còn không ít người đưa ra quan điểm rằng việc bỏ chấm điểm sẽ khiến học sinh mất đi động lực để phấn đấu, cũng như phụ huynh không biết khả năng học tập của con em mình, đối với giáo viên sẽ bị "quá tải" khi quy định này được áp dụng.


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/diem-lai-nhung-su-kien-giao-duc-gay-tranh-cai-nam-2014-a76567.html
    Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc đổi mới sách giáo khoa

    Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc đổi mới sách giáo khoa

    Hai năm nữa, toàn bộ hệ thống sách giáo khoa phổ thông sẽ thay đổi để đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu thay đổi sách có làm thay đổi được chất lượng giáo dục khi mà nội dung sách vẫn không theo kịp thực tế. (Theo VTC14)

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc đổi mới sách giáo khoa

    Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc đổi mới sách giáo khoa

    Hai năm nữa, toàn bộ hệ thống sách giáo khoa phổ thông sẽ thay đổi để đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu thay đổi sách có làm thay đổi được chất lượng giáo dục khi mà nội dung sách vẫn không theo kịp thực tế. (Theo VTC14)

    TP.HCM muốn được dùng sách giáo khoa riêng

    TP.HCM muốn được dùng sách giáo khoa riêng

    Trên đây là phát biểu của ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM trong phiên thảo luận tại hội trường (thuộc kỳ họp thứ 14, HĐND khóa VIII TP.HCM).