+Aa-
    Zalo

    Đêm 13 rạng sáng 14/12, Việt Nam đón "cực đỉnh" mưa sao băng đẹp nhất năm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tối ngày 13, rạng sáng ngày 14/12 theo giờ Việt Nam, ứớc tính sẽ có 120 ngôi sao băng rơi xuống mỗi giờ, gấp nhiều lần các trận mưa sao băng khác.

    Tối ngày 13, rạng sáng ngày 14/12 theo giờ Việt Nam, ước tính sẽ có 120 ngôi sao băng rơi xuống mỗi giờ, gấp nhiều lần các trận mưa sao băng khác.

    Đêm nay Việt Nam đón "cực phẩm" mưa sao băng đẹp nhất 2020. (Ảnh: Antoni Cladera)

    Theo Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội HAS, trận mưa sao băng này được nhiều người coi là mưa sao băng đẹp nhất trên bầu trời, bởi vì nó có thể tạo ra tới 120 vệt sao băng nhiều màu sắc mỗi giờ vào lúc cực điểm.

    Mưa sao băng này đã diễn ra từ ngày 7/12 và kéo dài đến 17/12. Tuy nhiên, "cực đỉnh" của trận mưa sao băng này sẽ diễn ra vào đêm nay ngày 13 và sáng ngày 14 theo giờ Việt Nam.

    Ước tính, sẽ có có 120 ngôi sao băng rơi xuống mỗi giờ, gấp nhiều lần các trận mưa sao băng khác.

    Để quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú này, cần xác định được khu vực trung tâm của nó. Đó là chòm sao Gemini (nhiều tài liệu gọi là Song Tử). Vào đêm, có thể thấy chòm sao Gemini mọc lên từ khoảng 20h ở hướng đông và lên rất cao vào giữa đêm, trước khi dịch chuyển dần về phía tây.

    Nếu không bị ô nhiễm bởi khói bụi và ánh sáng cũng như trời không nhiều mây sẽ thấy vị trí của chòm sao Gemini này qua hai sao sáng nhất của nó là Pollux và Castor.

    Để quan sát trận mưa sao băng đẹp nhất năm này, mọi người chỉ cần quan quan sát bằng mắt thường, và chọn một nơi tối, quang đãng, tránh xa ánh đèn thành phố để quan sát được rộng hơn và cảm nhận được vẻ đẹp của trận mưa sao băng này.

    Tại Việt Nam, dựa theo dự báo thời tiết trong ngày, chỉ có 1 vài địa điểm có thể chiêm ngưỡng hiện tượng này. Từ đêm nay, không khí lạnh sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến thời tiết nước ta, gây mưa nhỏ và sáng sớm có sương mù cho khu vực Bắc Bộ.

    Trong khi đó Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết cũng không quá thuận lợi khi hầu hết các khu vực trời nhiều mây, 1 vài nơi còn có mưa rải rác.

    Với tình hình thời tiết như vậy cũng hạn chế khả năng chiêm ngưỡng hiện tượng này. Bởi để quan sát hiện tượng này, cần không gian trời không có mây, bầu trời quang đãng.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dem-13-rang-sang-1412-viet-nam-don-cuc-dinh-mua-sao-bang-dep-nhat-nam-a349245.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan