+Aa-
    Zalo

    ĐB Quốc hội hiến kế xử lý tội tham nhũng: Nhốt vào lồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - “Không cần bắn, chỉ cần nhốt trong lồng đẹp để ở nhà cho vợ nuôi cho đủ… xấu hổ” - Đại biểu Quốc hội Lê Nam (Thanh Hóa) “hiến kế” xử tội tham nhũng.

    (ĐSPL) - “Không cần bắn, chỉ cần nhốt trong lồng đẹp để ở nhà cho vợ nuôi cho đủ… xấu hổ” - Đại biểu Quốc hội Lê Nam (Thanh Hóa) “hiến kế” xử tội tham nhũng.

    Ngày 26/8, tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, phiên thảo luận về dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, nhiều vẫn đề đã được đưa ra tranh luận xoay quanh việc Giữ hay bỏ hình phạt tử hình đối với nhiều tội danh (7/22 tội danh còn quy định hình phạt tử hình hiện nay).

    Báo Dân trí thông tin, với quan điểm đổi mới trong áp dụng hình phạt, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng hình phạt kiểu như đánh roi của Singapore sẽ hiệu quả trong tình hình hiện nay. “Đánh roi rất đơn giản và xã hội ta đang cần phải đánh roi” – ông Nam phát biểu.

    Đại biểu Lê Nam.

    Theo ông Nam, thậm chí cần những hình phạt “hơn thế nữa”. Đại biểu dẫn chứng với tội phạm tham nhũng, “không cần bắn, chỉ cần nhốt trong lồng đẹp để ở nhà cho vợ nuôi cho đủ… xấu hổ” và nhấn mạnh, theo quan điểm của ông, đó không phải là nhục hình.

    Về tội tham nhũng, dự thảo Bộ luật đưa ra quy định, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn cũng được xem xét không áp dụng án tử hình.

    Chia sẻ quan điểm với ông Nam, đại biểu Trần Văn Độ (An Giang – nguyên Phó Chánh án TAND tối cao) nhận định, quy định hình phạt tử hình từ lâu nhưng áp dụng không bao nhiêu. Trong khi đó tài sản tham ô, tham nhũng thu hồi được rất ít. Do đó nếu có biện pháp thu hồi tài sản sẽ tốt hơn rất nhiều việc tử hình.

    “Tháng 7/2014 Nga có sắc lệnh quy định trước khi khởi tố người tham nhũng tự giác nhận khắc phục cơ bản tài sản thì không bị xử lý hình sự. Nếu phát hiện, khởi tố mà nộp phần lớn hoặc toàn bộ thì coi đó là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt. Họ nói với tôi từ khi có sắc lệnh mới tài sản thu hồi tăng gấp 5 lần. Do đó ta nên ủng hộ việc khắc phục cơ bản để giảm tử hình mà không nên quan niệm nặng nề rằng dùng tiền mua án” - ông Trần Văn Độ đề nghị.

    Nói chung về vấn đề giữ hay bỏ hình phạt tử hình, ông Độ cho rằng, ngoài 7 tội danh đề xuất còn có thể bỏ thêm hình phạt tử hình ở nhiều tội hơn vì thực tế không áp dụng bao giờ, tính răn đe không cao.

    Báo VnEconomy cũng dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, bên cạnh 7 tội danh tại dự thảo luật, một số vị đại biểu Quốc hội đề nghị cần bỏ hình phạt tử hình ở cả các tội khác: tham ô, nhận hối lộ, sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh vì thực tế việc truy tố, xét xử các tội này từ trước đến nay rất ít.

    Có ý kiến đề nghị bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm về kinh tế.

    Từ góc nhìn khác, đại biểu Hồ Trọng Ngũ cho rằng, nói mục đích của hình phạt là giáo dục cải tạo là sai, phải trừng trị đã, còn giáo dục cải tạo thì đã có nhiều thiết chế khác.

    Đồng ý với quan điểm của đại biểu Độ là không phải cứ tăng tử hình là giảm tội phạm, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) cho rằng trước mắt bỏ 7 tội như dự thảo luật là hợp lý, sau này nên giảm dần.

    Báo Thanh niên đưa tin, khi hội nghị thảo luận về bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi, với trọng tâm là nội dung về bắt buộc ghi âm, ghi hình trong hoạt động hỏi cung bị can.

    ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đề nghị cân nhắc khi áp dụng vì trên thực tế, việc hỏi cung bị can đôi khi bao gồm cả việc cảm hóa đối tượng, khuyên giải họ khai sự thật.

    ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) thì cho rằng việc ghi âm, ghi hình không có gì khó khăn nên quy định trường hợp “do trở ngại khách quan mà không thể ghi âm, ghi hình được” là không cần thiết.

    Ông Hùng cũng đề nghị bổ sung "bị can có quyền yêu cầu ghi âm, ghi hình nếu họ thấy cần thiết".

    Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga, người kiên trì kiến nghị quy định này, cũng chung quan điểm: Dùng chữ "phải" chứ không "phải được" ghi âm, ghi hình.

    PV(Tổng hợp)

    [mecloud]vZzPJHruaU[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/db-quoc-hoi-hien-ke-xu-ly-toi-tham-nhung-nhot-vao-long-a108019.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.