Ở Việt Nam, bao nhiêu người biết uống cà phê?
Việt Nam là một trong những nước có sản lượng thu hoạch cà phê lớn nhất thế giới. xuất khẩu đứng thứ 2 sau Brazil.
Trong vòng 20 năm trở lại đây, ngành cà phê đã có những bước phát triển nhanh chóng vượt bậc, sản lượng cà phê tăng lên hàng trăm lần. Thống kê điều tra vào năm 2000, diện tích cà phê cả nước đã lên đến 520.000 ha với sản lượng 900.000 tấn, đưa Việt Nam lên vị trí “top thế giới” về sản xuất cà phê.
Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, không ít hãng cà phê đã ra đời và phát triển tại Việt Nam, trong đó một số hãng cà phê có thương hiệu như: coffee Trung Nguyên, coffee Highland, Paris Coffee…
Bên cạnh đó, cũng có nhiều hãng cà phê không tên tuổi khác xuất hiện, về chất lượng chưa biết ra sao, có đảm bảo an toàn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người hay không (?!).
Đảo qua các con hẻm, đường ở TPHCM, chúng tôi thấy hiện nay mô hình kinh doanh buôn bán ở các con đường tuy nhỏ lẻ nhưng số lượng tiêu thụ mạnh. Thử ghé vào quán cà phê lề đường nằm trên địa bàn Q. Tân Phú. Người chủ quán lấy ra chai nước suối có chứa nước màu đen được cho là nước cà phê rót ra ly rồi cho ít đường đưa khách. Nhấp ly cà phê có màu đen đặc quánh, không mùi vị, rùng mình, tôi gọi chủ tính tiền. “5.000 đồng” – chủ đáp. Lại một lần nữa tôi bất ngờ: “Sao giá rẻ vậy chú?”. Ông chủ cho rằng, cà phê ở đây chỉ bán cho khách bình dân nên mới rẻ vậy (?!). “Thế bán bao nhiêu tiền một ký?”. “Ở đây chỉ bán loại 50.000 đồng đến 60.000 đồng/1kg mà thôi” (?!).
Ông Hoàng Thủy - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Hoàng Thủy (Paris coffee) cho biết, công ty ông thường nhập hàng cà phê xanh từ Buôn Mê Thuột về giá đã là 50.000 đồng - 90.000 đồng/kg. Đó là chưa kể giai đoạn sản xuất, đóng gói và các chi phí khác nữa.
“Những loại cà phê ngoài thị trường sản xuất ra bán cho khách hàng giá chỉ 50.000/kg, liệu người tiêu dùng thử hình dung xem cà phê đó như thế nào và đúng thật cà phê hay không?” – ông Thủy đặt nghi vấn.
Trở lại câu chuyện khách hàng uống cà phê lề đường quận Tân Phú, hầu hết cho rằng cà phê phải đen đậm, đặc sánh và mùi vị béo thì mới thật sự ngon. Thế nhưng, không ai nghĩ rằng đó chính là vị béo của bắp và sánh của đậu nành chứ không phải là của hương vị cà phê chính thống.
Liệu trong số những người ghiền cà phê và uống cà phê hằng ngày có khoảng bao nhiêu người đã uống được cà phê thật? Và phân biệt được thế nào là cà phê sạch? Điều đó vẫn đang là dấu chấm hỏi lớn.
Ước mơ làm chủ không của riêng ai
Hiện nay, với tình hình xã hội ngày càng phát triển, con người cũng phải thay đổi theo nhiều xu hướng khác nhau để thích nghi, trong đó vấn đề sức khỏe được quan tâm nhiều nhất. Để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, mô hình kinh doanh theo hình thức cà phê sạch, cà phê nguyên chất, cà phê thứ thiệt … đang được hướng đến.
Tại TP.HCM, hệ thống coffee take away (cà phê mang về) hiện đang thịnh hành trong thời gian gần đây.
Trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, quận 12, chúng tôi quan sát thấy hệ thống quán Mario coffee take away có lối kiến trúc thiết kế rất lạ mắt, gây ấn tượng cho khách nên ghé vào. Nơi đây, cách chế và pha cà phê là xay tại chỗ cho khách hàng uống và đem đi, giá chỉ 10.000 đồng/ly. Mùi vị cà phê rất khác biệt so với những nơi mà chúng tôi đã dùng trước đó. Cà phê Mario coffee take away có màu nâu cánh dán, không sánh, ít đậm đặc, đặc biệt có mùi thơm tự nhiên của cà phê.
Mô hình kinh doanh Mariocafe Quận 12, Tp.HCM.
Chủ quán tên Kiểm tâm sự, hiện nay con người rất quan tâm đến sức khỏe nên đa phần họ thường tìm đến những quán bán cà phê sạch, cà phê nguyên chất để thưởng thức cho an tâm.
“Mô hình mà tôi đang kinh doanh không cần vốn nhiều nhưng thu lợi nhuận lại rất cao. Nó không cần đầu tư lớn như dạng sân vườn hay quán cà phê DJ, lại phù hợp với túi tiền cho những người vốn kinh doanh ít, khoảng 40-50 triệu đồng là có thể sở hữu một quán khá chỉn chu tương đối và đáp ứng nhu cầu hằng ngày của khách” – ông Kiểm bộc bạch.
“Bình quân thu nhập một tháng khoảng 30 triệu đồng đã trừ tất cả kinh phí”.
Chủ một quán cà phê mua nhượng quyền khác tại Gò Vấp cũng cho biết, ban đầu mở mô hình này rất lo, nhưng sau một tháng hạch toán, quán đem lại lợi nhuận khá tốt cho anh. Một ngày quán của anh bán được 200-300 ly cà phê, với giá 12.000 đồng/ly, sau khi trừ chi phí anh lời 40 triệu đồng/tháng.
Xuất hiện khá mới mẻ ở Đồng Nai và dần dần được ưa chuộng. Nhiều quán cà phê nhượng quyền ở đây thu được lợi nhuận khá cao. Chủ quán một quán cà phê chuyển nhượng tại đây cho biết, do có lợi thế, mô hình này tại Đồng Nai chưa nở rộ mạnh nên khá thu hút khách hàng đến thưởng thức. Một ngày quán có thể bán 500-600 ly cà phê, và lợi nhuận một tháng lên đến 60 triệu đồng.
Một quán café tại Đồng Nai
Anh Hoàng Văn Thủy là người tạo dựng mô hình chuỗi cà phê chuyển nhượng Mariocafe cho biết, ra đời từ năm 2013 và chỉ sau 1 năm chuỗi cà phê này đã được nhân rộng trên 200 cửa hàng tại TP.HCM. Trong đó, có tới 70\% cửa hàng đáp ứng yêu cầu (120-190 ly một ngày), 20\% vượt kế hoạch (tức bán được khoảng 200 ly một ngày) và 10\% tạm xem là chưa như mong muốn.
Giải thích cho nguyên nhân 10\% chủ cửa hàng gặp “thất bại”. Anh Thủy lý giải, 50\% lý do đến từ thuê mặt bằng, nghĩa là người thuê phải trả chi phí cho vấn đề này nhiều nên ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Mặt khác, chọn địa điểm thích hợp cũng là yếu tố quan trọng tạo sự thành công hay thất bại.
Yếu tố quan trọng khiến khách hài lòng là dịch vụ tốt và thân thiện. Để làm được điều đó, cần đào tạo cho nhân viên phục vụ cách ứng xử linh hoạt, giao tiếp nhẹ nhàng để khách hàng cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Ngoài ra, quán phải luôn sạch sẽ, tạo cho khách cảm giác an tâm và ngon miệng.
“Mặt khác, nên trích ra một khoản “phí” nhỏ mỗi tháng để thưởng cho nhân viên xuất sắc. Có như vậy họ mới cảm thấy thích thú và đam mê công việc, gắn bó lâu dài nơi làm việc. Lúc ấy, giá trị mà người chủ cửa hàng nhận được gấp đôi những gì mà họ cung cấp” – anh Thủy chia sẻ.