+Aa-
    Zalo

    Đầu tư lớn mảng chăn nuôi heo, Nông nghiệp BaF của đại gia Trương Sỹ Bá kinh doanh ra sao?

    (ĐS&PL) - Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam vừa công bố báo tài chính hợp nhất bán niên năm 2023 đã soát xét cho thấy lợi nhuận sụt giảm đáng kể.

    Theo báo cáo tình hình sử dụng vốn phát hành từ trái phiếu của Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã  chứng khoán: BAF), tháng 3/2023, Công ty hoàn tất phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp cho Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) – thành viên của Ngân hàng Thế giới (World Bank).

    Công ty cho biết, đến nay đã dành toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu để góp vốn điều lệ tại các công ty con nhằm đầu tư xây dựng dự án trang trại chăn nuôi và bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

    dau tu lon mang chan nuoi heo nong nghiep baf cua dai gia truong sy ba kinh doanh ra sao 1
    Phương án sử dụng vốn từ phát hành 600 tỷ trái phiếu của Nông nghiệp BaF Việt Nam. Nguồn: BaF

    Tuy nhiên, theo báo tài chính hợp nhất bán niên năm 2023 đã soát xét, tình hình kinh doanh không mấy tươi sáng, khi lợi nhuận Công ty sụt giảm nghiêm trọng so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế hợp nhất lũy kế 6 tháng đạt gần 12,79 tỷ đồng, chưa bằng 1/10 so với cùng kỳ năm 2022.

    Theo giải trình từ phía BaF Việt Nam, lợi nhuận giảm đến 90% do Công ty cắt giảm hoạt động kinh doanh thương mại nông sản theo lộ trình để tập trung nguồn lực vào hoạt động chăn nuôi khép kín theo chiến lược đề ra.

    Ngoài ra, giá bán từ đầu năm duy trì ở nền thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, và đã có dấu hiệu hồi phục từ cuối quý II/2023. Bên cạnh đó, sản lượng heo bán ra chưa tăng tương ứng với quy mô đàn, các trang trại mới được đưa vào vận hàng trong năm nay, Công ty đã giữ lại được lượng heo cai sữa để nuôi bán thịt thay vì bán heo cai sữa như trước đây.

    Cụ thể, chi phí bán hàng tăng mạnh 71,3% lên 44,5 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 14,5% lên mức 44,46 tỷ đồng. Chi phí khác cũng “đội” lên 7,4 tỷ đồng.

    Trong 6 tháng đầu năm 2023, Công ty còn ghi nhận khoản lỗ khác 6,73 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ lỗ gần 300 triệu đồng.

    Trong khi các loại chi phí tăng vọt, thì doanh thu thuần của Nông nghiệp BAF giảm 19,3% xuống 2.406 tỷ đồng. Ngược lại, mặc dù doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh, tuy nhiên cũng chỉ đóng góp một phần rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu của Công ty.

    dau tu lon mang chan nuoi heo nong nghiep baf cua dai gia truong sy ba kinh doanh ra sao 2
    Chú thích ảnh

    Trong năm 2023, BaF Việt Nam đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 7.525,91 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 301,43 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ. Như vậy, với lợi nhuận sau thuế 12,79 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành 4,3% kế hoạch lợi nhuận năm.

    Đáng chú ý, so với báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2023 được Công ty công bố trước đó, lợi nhuận sau thuế của BaF Việt Nam tại báo cáo đã soát xét giảm 3,3 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu do tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính cho 6 tháng đầu năm.

    Theo bản cân đối kế toán hợp nhất giữa niên độ, tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của Nông nghiệp BaF Việt Nam vào khoảng 6.378 tỷ đồng, tăng 1.648 tỷ đồng so với hồi cuối năm 2022.

    Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.012 tỷ đồng, chiếm 31,5% tổng tài sản. Tồn kho ghi nhận 1.221,8 tỷ đồng, chiếm 19,2% tổng tài sản. Các chỉ tiêu này đều tăng mạnh so với cuối năm trước.

    Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 66,3% so với đầu cuối năm lên hơn 1.595 tỷ đồng, bằng 83,3% vốn chủ sở hữu (cuối năm 2022 chỉ bằng 55% vốn chủ sở hữu).

    Bên cạnh kinh doanh lao dốc, trong 6 tháng đầu năm nay, doanh tiền kinh doanh của BaF Việt Nam tiếp tục âm 375 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 22,7 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 492 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 817 tỷ đồng.

    Như vậy, BaF đã tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh bị thâm hụt, đồng thời mở rộng đầu tư.

    Theo giới thiệu, thành lập từ năm 2017, Công ty CP Nông Nghiệp BaF Việt Nam xây dựng và ngày càng hoàn thiện mô hình khép kín 3F (Feed – Farm – Food) để kiểm soát toàn diện từ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, con giống, trang trại chăn nuôi công nghệ cao, sản xuất và chế biến thịt cho đến hệ thống phân phối đến tận tay người tiêu dùng.

    Sau màn ra mắt ấn tượng với thương hiệu "heo ăn chuối" của bầu Đức, tháng 10/2022, Nông nghiệp BaF Việt Nam của đại gia Trương Sỹ Bá cũng vào cuộc chạy đua thực phẩm sạch, công bố thương hiệu "heo ăn chay - BaF Meat".

    Theo BaF, heo ăn chay là heo chỉ ăn thức ăn được làm 100% nguyên liệu từ thực vật và gốc đạm thực vật do chính công ty này nghiên cứu, sản xuất. Dinh dưỡng từ nguồn cám chay đáp ứng đầy đủ dưỡng chất cho vật nuôi trong mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển.

    Vân Anh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dau-tu-lon-mang-chan-nuoi-heo-nong-nghiep-baf-cua-dai-gia-truong-sy-ba-kinh-doanh-ra-sao-a590305.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hệ sinh thái đa ngành Nguyệt Ánh Group của doanh nhân Kiều Tùng Ánh

    Hệ sinh thái đa ngành Nguyệt Ánh Group của doanh nhân Kiều Tùng Ánh

    Dữ liệu đăng ký kinh doanh cập nhật mới nhất vào tháng 4/2023 thể hiện công ty Sản xuất và Thương mại Nguyệt Ánh II ghi nhận vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Trong đó, bà Kiều Tùng Ánh góp 105 tỷ đồng, nắm 70%. Phần vốn 45 tỷ đồng còn lại của bà Hà Ánh Nhi, nắm 30%. 

    Tập đoàn Long Phương của ông Nguyễn Tiến Long và hệ sinh thái gốm sứ, nước sạch và bất động sản

    Tập đoàn Long Phương của ông Nguyễn Tiến Long và hệ sinh thái gốm sứ, nước sạch và bất động sản

    Thời điểm mới thành lập, Long Phương có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm ông Nguyễn Tiến Long (nắm 98,33%) và cổ đông Ngô Hữu Tam (nắm 1,6%). Cập nhật đăng ký doanh nghiệp mới nhất, Tập đoàn Long Phương có vốn điều lệ 919 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được đề cập cụ thể.