Tại Venezuela, hiếm còn người dân nào tại quốc gia Nam Mỹ này còn dùng ví để đựng tiền mặt bởi kinh tế lạm phát, người mua hàng phải dùng thùng hoặc bao tải để mang tiền.
Từng là quốc gia có thu nhập đầu người cao nhất tại Nam Mỹ, Venezuela đang rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ do lạm phát phi mã. Tháng 1/2018, đồng nội tệ bolivar của Venezuela lập kỷ lục mới khi mất 98% giá trị so với cùng thời điểm năm trước. Lương tháng tối thiểu của quốc gia này hiện là dưới 4 USD.
Người dân Venezuela rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng cả lương thực lẫn thuốc men. Họ phải tới các chợ đen ở ngoại ô thủ đô Caracas để mua các nhu yếu phẩm khó tìm như xà phòng, dầu gội đầu, bột ngô hay gạo.
Kinh tế sa sút cùng với tình trạng thiếu thốn lương thực khiến người dân Venezuela sụt trung bình 11 kg trong năm 2017. Hiện 90% dân số nước này sống trong nghèo khổ.
Tình trạng tồi tệ khiến khu vực phía Bắc và phía Đông Venezuela rơi vào hỗn loạn. Thiếu thốn hàng hoá khiến mọi thứ đều trở nên đắt đỏ chưa từng thấy.
Mỗi giao dịch cần tới số lượng tiền lớn tới mức nhiều nơi thậm chí cân tiền thay vì đếm để đỡ mất thời gian. Ảnh: Bloomberg |
Tại quốc gia Nam Mỹ này, hiếm có người nào còn dùng ví để đựng tiền mặt. Họ dùng thùng hoặc bao tải để mang tiền.
Mỗi giao dịch cần tới số lượng tiền lớn tới mức nhiều nơi thậm chí cân tiền thay vì đếm để đỡ mất thời gian.
Thậm chí, một người Venezuela nhập cư vào Colombia còn lấy đồng bolivar để gấp đồ thủ công đem bán. Mỗi sản phẩm được làm từ khoảng 800-1.000 đồng mệnh giá 50-100 bolivar có trị giá chưa tới 50 cent Mỹ (hơn 10.000 đồng). Giá bán mỗi sản phẩm là khoảng 10-15 USD.
Venezuela có nhiều dầu khí thuộc hàng nhất thế giới nhưng có một điều trớ trêu là quốc gia này đang ngày càng bơm ít dầu hơn.
Sản lượng khai thác dầu của nước này trong tháng 12/2017 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua, làm giảm lượng ngoại hối thu được và trầm trọng hơn tình hình bất ổn trong nước.
Số liệu của S&P Global Platts cho thấy Venezuela sản xuất khoảng 1,7 triệu thùng dầu/ngày, mức thấp nhất trong 28 năm qua. Trong khi đó, số liệu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và S&P cho thấy sản lượng khai thác của Venezuela đã giảm 27% kể từ năm 2014 khi cuộc khủng hoảng kinh tế tại nước này diễn ra.
Việc Venezuela không còn đủ khả năng giữ sản lượng như trước là do thiếu các nguyên liệu đầu vào như điện năng, nhân công… Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây là nước này sẽ tiếp tục thiếu tiền trả nợ, qua đó tạo nên một vòng tuần hoàn.
Hiện Venezuela đã vỡ nợ khoảng 1,2 tỷ USD và vẫn còn nợ khoảng 60 tỷ USD trái phiếu.
Vũ Đậu (T/h)