+Aa-
    Zalo

    Đàm Vĩnh Hưng có nghĩa vụ phải trả nợ cho mẹ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- “Ai vay, người ấy trả”, thế nhưng phận làm con Đàm Vĩnh Hưng phải gánh chịu những khoản nợ của mẹ mình

    (ĐSPL)- “Ai vay, người ấy trả”, thế nhưng phận làm con Đàm Vĩnh Hưng phải gánh chịu những khoản nợ của mẹ mình, không những thế là cả những lời thóa mạ, hành động xúc phạm của những người cho vay.

    Sáng ngày 14/12, trên trang cá nhân Facebook, nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ bằng Livestream, khóc nghẹn ngào và tiết lộ nỗi đau anh đã chịu đựng trong mấy chục năm là phải trả nợ cho mẹ với số tiền hơn 20 tỷ.

    Nức nở trong video, Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ vì những lần vay nợ triền miên của mẹ, Đàm Vĩnh Hưng đã từng trải qua cảnh bị chửi bới, ném đồ đạc vào nhà, bị xé quần áo giữa đường khi còn thơ ấu. Dù đã trưởng thành, đi hát có tiền nhưng những cơn ác mộng là hậu quả cho việc làm của mẹ anh vẫn luôn đeo đẳng nam ca sĩ. Thậm chí có những khi anh đứng hát trên sân khấu, sau cánh gà có những người chủ nợ của mẹ anh đứng đợi để lấy tiền cát xê đi hát của anh trừ nợ.

    Mr. Đàm khóc nức nở khi live stream công khai phải trả nợ thay mẹ hơn 30 năm qua. -  Ảnh chụp màn hình.

    Liệu rằng việc Đàm Vĩnh Hưng vất vả trả nợ cho mẹ trong suốt thời gian qua có nằm ngoài 2 chữ "trách nhiệm" hay pháp luật có quy định về sự "liên đới trả nợ" giữa những người có cùng huyết thống?

    Theo quy định pháp luật, trách nhiệm trả nợ thuộc về bên vay, bởi “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.” (Điều 471, Bộ luật Dân sự 2005)

    Có thể thấy, quy luật “Ai vay, người ấy trả” đã được luật hóa để đảm bảo đúng quyền và nghĩa vụ của các bên. Việc mẹ Đàm Vĩnh Hưng là cá nhân vay sẽ đương nhiên có nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay đó. Đàm Vĩnh Hưng trả nợ cho mẹ là sự tự nguyện, thể hiện trách nhiệm của người con chứ không hề bị "áp" trách nhiệm liên đới theo quy định pháp luật, trừ trường hợp trước khi vay Đàm Vĩnh Hưng có sự cam kết trả nợ.

    Thực hiện livestream với một gương mặt buồn, Đàm Vĩnh Hưng cho biết, mẹ anh đã đi vay nợ tất cả mọi người quen biết với anh, thậm chí các các fan của Đàm Vĩnh Hưng hay những người làm công cho gia đình.

    Dấu hỏi đặt ra xoay quanh việc "mượn danh con" để vay tiền của mẹ Đàm Vĩnh Hưng liệu có vi phạm?

    Rõ ràng nhờ "danh nổi tiếng, giàu có" của Đàm Vĩnh Hưng, đã giúp người mẹ "dễ dàng" trong việc vay tiền. Thế nhưng, việc "người vay" là mẹ ruột của Đàm Vĩnh Hưng là sự thật và người cho vay cũng biết rõ điều đó nên đã tự nguyện cho vay, chứ mẹ của Đàm Vĩnh Hưng không hề có sự gian dối trong sự khi vay mượn.

    Những chia sẻ trong video khiến nam ca sĩ cảm thấy rất đau khổ, tủi nhục, nhưng anh không còn cách nào khác, bởi anh muốn tất cả những bi kịch này chấm dứt, để không có những người bị mẹ anh vay nợ, mượn tên tuổi anh mượn tiền và trên tất cả là gia đình anh có được sự bình yên.

    "Hưng đã nghĩ ra rất nhiều cách để giải quyết nhưng không có cách nào làm được cả. Rất khó nghĩ khi ở cương vị của Hưng" - nam ca sĩ giãi bày.

    Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay (Bộ luật Dân sự 2005)

    "1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

    5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dam-vinh-hung-co-nghia-vu-phai-tra-no-cho-me-a174211.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan