(ĐSPL) - Một quan chức của QIA tuyên bố, lá thư cho biết phía QIA đã hoàn thành xong mọi thủ tục để hoàn tất thương vụ mua Keangnam Landmark 72 là hoàn toàn giả mạo. “Họ đã làm giả chữ ký của tôi và chúng tôi thậm chí không biết Keangnam là người bán”.
Ngay sau khi tờ Korea Herald đăng tải thông tin Quỹ đầu tư quốc gia Qatar (Qatar Investment Authority - QIA) đồng ý mua lại toà nhà Keangnam Landmark 72 tầng tại Hà Nội với giá 800 triệu USD, một tờ báo khác của Hàn Quốc là Korea JoongAng Daily bất ngờ đưa tin phủ nhận thông tin này.
Korea Joongang Daily cũng cho biết, Ban Ki-moon đang bị điều tra vì cáo buộc giả mạo giấy tờ trong vụ bán lại cao ốc Keangnam Landmark – tòa nhà cao nhất Hà Nội.
Đại gia Qatar phủ nhận thông tin mua tòa nhà Keangnam Landmark tại Hà Nội với giá 800 triệu USD. |
Theo tờ nhật báo này, hiện Bahn Joo-huyn, giám đốc quản lý một công ty bất động sản tại New York, đang bị điều tra vì cáo buộc giả mạo giấy tờ trong vụ bán lại toà cao ốc được xây dựng và sở hữu bởi Tập đoàn Keangnam Enterprises tại Hà Nội. Hồi đầu tháng 4, cựu Chủ tịch Keangnam là ông Sung Wan-jong đã treo cổ tự vẫn do các bê bối liên quan đến quỹ đen và nghi án tham nhũng của tập đoàn này.
Ông Bahn Joo-huyn bị nghi ngờ đã giàng buộc với Keangnam và các chủ nợ trong quá trình thực hiện bán toà nhà Keangnam Landmark tại Hà Nội. Ông bị cáo buộc làm giả một lá thư từ người mua tiềm năng là Quỹ đầu tư quốc gia Qatar.
Ông được cho là đã gửi lá thư giả mạo này tới Keangnam trong đó cho biết phía QIA đã hoàn thành xong mọi thủ tục để hoàn tất thương vụ.
Lá thư có đoạn viết: “Chúng tôi đang chờ phê duyệt của Giám đốc điều hành, và Ban lãnh đạo QIA đã đồng ý sơ bộ về việc phân bổ vốn cho giao dịch này. QIA dự kiến sẽ tiến hành hợp đồng trước cuối tháng nếu không có trở ngại gì khó lường”.
Keangnam đã gửi lại lá thư này cho các chủ nợ vào hồi tháng 3.
Toà nhà Landmark 72 được hoàn thành vào năm 2011. Toà nhà 72 tầng có chiều cao 330m, rộng hơn 610.000m2. Keangnam Enterprises đã đầu tư 1,1 tỷ USD để xây dựng toà nhà này.Tuy nhiên, một quan chức của QIA tuyên bố, lá thư đó là hoàn toàn giả mạo. “Họ đã làm giả chữ ký của tôi và chúng tôi thậm chí không biết Keangnam là người bán”.
Trong năm 2013, Keangnam đã quyết định bán toà nhà để giải quyết các khó khăn tài chính.
Theo Korea JoongAng Daily, Ban Ki-sang, từng là cố vấn cao cấp của Keangnam trong 7 năm và ông đã đề nghị giao nhiệm vụ độc quyền bán toà nhà cao nhất Việt Nam cho con trai của mình. Khi ông Ban Ki-sang báo cáo rằng thương vụ mua bán nhận được sự quan tâm từ phía QIA, Keangnam đã “lại quả” cho con trai ông 600 triệu won (khoảng 550 nghìn USD) trước với điều kiện ông Bahn phải trình được thư ngỏ từ phía QIA.
Những e-mail trao đổi giữa QIA và Bahn Joo-hyun được công bố cho thấy thông tin QIA khẳng định là chính xác.
“Như đã trao đổi trong e-mail trước, chúng tôi từ chối thương vụ và không đàm phán gì thêm từ đó tới nay”, một e-mail từ QIA cho biết.
Ông Bahn từ chối trả lời các câu hỏi từ phía nhà điều tra Hàn Quốc với lý do thương vụ vẫn đang trong tiến trình thoả thuận.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Video: Bún chả dùng hóa chất tẩm ướp của Trung Quốc[mecloud]NGlLBAKASU[/mecloud]