Cụ thể, số người chết được thống kê tại từng địa phương: Thanh Hóa: 8, Nghệ An: 6, Hòa Bình: 6, Sơn La: 5, Yên Bái: 3, Quảng Trị:1.
Mưa lũ cũng khiến 21 người mất tích (Hòa Bình: 5, Yên Bái: 9, Sơn La: 3, Thanh Hóa: 3, Nghệ An: 1).
Về tài sản, sập 62 nhà, tốc mái 15 nhà; ngập 6.018 nhà (Ninh Bình: 3.116, Hà Tĩnh: 1.519, Nghệ An: 584, Thanh Hóa: 432, Hòa Bình: 130, Nam Định: 119, Phú Thọ: 88, Yên Bái: 30).
Đã có 47.250ha hoa màu, thủy sản bị ngập và hư hại (Nam Định: 30.270, Thanh Hóa: 8.717, Nghệ An: 5.845, Ninh Bình: 1.780, Hà Tĩnh: 512, Phú Thọ: 126); sập 4 cầu (Sơn La: 2, Yên Bái: 1, Hòa Bình: 1); chết 3.546 gia súc gia cầm. Các địa phương đã phải di dời 7.979 hộ (Nghệ An: 30, Thanh Hóa: 7.402, Yên Bái: 30, Phú Thọ: 268, Nam Định: 119, Hòa Bình: 130).
Mưa lũ khủng khiếp đổ về thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. |
Trước tình hình diễn biến phức tạp của mưa lũ, vào lúc 14h ngày 11/10, ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã có cuộc họp khẩn với các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm triển khai ứng phó với tình hình mưa lũ và đảm bảo an toàn hồ đập.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường cho biết, đây là đợt mưa lũ đặc biệt, do tác động cộng hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới cùng với 2 đợt gió mùa kép đã gây mưa trên diện rộng từ các tỉnh Bắc Trung Bộ cho đến các tỉnh miền núi phía Bắc.
Mưa lũ xuất hiện thời gian qua cho thấy, thời tiết dị thường, không theo quy luật và tác động khôn lường của biến đổi khí hậu. Riêng hồ Hòa Bình trong vòng 1 ngày lưu lượng về hồ 15.900m3 trong khi mực nước của hồ Hòa Bình đang cao. Hầu hết, nước các sông ở khu vực đều ở mức báo động 3, đặc biệt là sông ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và một số con sông phía Bắc thuộc lưu vực sông Hồng.