+Aa-
    Zalo

    Cục Hàng không tái đề xuất dự án nghìn tỷ để phát hiện vật thể lạ ở sân bay

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cục Hàng không vừa tái đề xuất Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt chủ trương đầu tư hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài

    Cục Hàng không vừa tái đề xuất Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt chủ trương đầu tư hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.

    Báo VnExpress đưa tin, tuần qua, Cục Hàng không Việt Nam tái đề xuất Bộ GTVT đầu tư hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường hạ, cất cánh tại cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất.

    Hệ thống sẽ phát hiện vật thể lạ với tọa độ chính xác, không can nhiễu với các hệ thống kỹ thuật của khu bay, giúp loại bỏ sự cố trên đường cất, hạ cánh do vật thể lạ, chim, động vật hoang dã xâm nhập.

    Các sân bay trong nước thiếu hệ thống phát hiện vật thể lạ. Ảnh: báo VnExpress

    Theo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh, tổng mức đầu tư hệ thống tại Nội Bài hơn 486 tỷ đồng và Tân Sơn Nhất gần 510 tỷ đồng. Đây là hệ thống thiết bị công nghệ mới, lần đầu áp dụng ở Việt Nam.

    Người đứng đầu Cục Hàng không khẳng định, hiện tại ngân sách nhà nước còn khó khăn nên Cục đề xuất hai phương án là Tổng công ty cảng hàng không (ACV) đầu tư, hoặc huy động doanh nghiệp đầu tư theo hình thức PPP. 

    Thông tin đăng tải trên báo Dân Trí cho biết, xét về tính khả thi, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị ưu tiên phương án giao ACV làm chủ đầu tư dự án, ACV có thể sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp để triển khai dự án, trường hợp ACV khó thu xếp vốn thì có thể kêu gọi đầu tư và thu xếp hoàn trả dần cho nhà đầu tư.

    Về phương án hoàn vốn, theo Cục Hàng không, người khai thác phải trả tiền cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bằng kinh phí trích từ doanh thu dịch vụ cất, hạ cánh hàng năm để cơ quan này trả cho nhà đầu tư. Mức kinh phí này được xác định dựa trên tổng mức đầu tư ban đầu, lợi nhuận kỳ vọng (dự kiến 11%/năm) và thời gian khai thác hệ thống (tối thiểu 10 năm).

    Báo VietNamNet dẫn số liệu thống kê từ Cục Hàng không cho thấy, từ đầu năm tới nay, cả nước đã xảy ra 19 sự cố tàu bay bị cắt lốp, 20 sự cố chim va vào tàu bay làm ảnh hưởng lớn đến an toàn bay. Đặc biệt, khi tàu bay cất, hạ cánh phải chuyển động với vận tốc cao, lực ma sát lớn nếu va vào các vật thể lạ dù rất nhỏ như ốc vít, thanh sắt, mảnh vỡ, chim trời… (gọi chung là FOD - Foreign Object Debris) đều rất nguy hiểm, có thể gây tai nạn thảm khốc.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuc-hang-khong-tai-de-xuat-du-an-nghin-ty-de-phat-hien-vat-the-la-o-san-bay-a185578.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan