Theo thông tin được chia sẻ, ông Choi (75 tuổi) sống cùng vợ và con trai trong một căn nhà 2 tầng ở tỉnh Gwangju (Hàn Quốc). Khi đến thăm nhà ông Choi, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi khắp nơi trong căn nhà đều chất đây rác thải.
Mọi lối đi, cửa ra vào của nhà ông Choi đều bị rác chặn lại, muốn ra vào thì phải leo lên “núi rác”, chui qua cửa ra tầng một. Đáng chú ý, cửa cũng chỉ đủ cho một người gầy đi lọt.
Cả căn nhà của cụ ông 75 tuổi gần như không còn một khoảng trồn nào, rác chất cao đến tận nóc, bốc mùi hăng hắc trong khi bụi bay mù mịt. Người lại đến thăm nhà ông Choi, chỉ ngồi một lúc đã cảm thấy khó thở và ho liên tục.
Trần nhà dột nát, nhìn như có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Phòng tắm nằm bên cạnh phòng khách, rác cũng ngập lối đi. Sàn nhà để đầy xoong chậu, một giọt nước rỉ ra từ vòi được lưu lại trong đó. Vợ ông Choi (70 tuổi) sẽ sử dụng số nước lưu lại trong xoong chậu để giặt quần áo. Sau khi tắm rửa xong, bà sẽ đi lên tầng 2, leo qua “núi rác” để phơi quần áo.
Theo lời kể của hàng xóm, gia đình ông Choi đã sống như thế cả chục năm nay. Mọi người đã khuyên nhủ nhiều lần, tuy nhiên cụ ông 75 tuổi vẫn thích nhặt rác vì cho đó là niềm vui vui nhất. Hàng xóm sau đó cũng không ai ngăn cản ông Choi nữa.
Mỗi ngày, ông Choi đi khắp các con đường trong thành phố, không ngại lục tung thùng rác để mang về nhà những thứ mà ông cảm thấy có ích. "Bất cứ thứ gì, miễn là nó được sử dụng đúng cách đều hữu ích, và rác rưởi chỉ là một kho báu đặt không đúng chỗ", cụ ông cho hay.
Được biết, con trai của ông Choi hiện đã 40 tuổi, nặng gần 100kg. Hơn 1 năm nay, anh ta ở yên trong căn phòng trên tầng 2, chưa từng bước chân ra ngoài trời. Suốt cả ngày dài, anh chỉ ngồi khoanh chân trong phòng, không quan tâm đến mọi việc xung quanh, kể cả việc bố mang rác hàng ngày về nhà.
Cả nhà ông Choi sinh hoạt tại phòng nhỏ của người con, trong khi các phòng còn lại đều được sử dụng để chứa rác. Hàng ngày, ông Choi và vợ con ăn cơm, thức ăn và canh rau được nấu từ một chiếc nồi cơm điện. Một số đồ dùng nhà bếp cũng như đồ ăn cần thiết được để sẵn trong phòng, có thể lấy ngay khi họ với tay. Những thứ đồ này hiện cũng được đặt tên là rác.
Vợ ông Choi cho biết nhà chứa quá nhiều rác dẫn đến việc côn trùng xuất hiện ở khắp mọi nời. Bà thường xuyên phải xịt thuốc diệt côn trùng, bởi vậy trong nhà lúc nào cũng có mùi hăng hắc của hóa chất.
Vợ chồng ông Choi mới đây được một tổ chức từ thiện đưa đi khám sức khỏe. Qua quá trình thăm khám, bác sĩ phát hiện vợ ông Choi bị tim, càng ngày càng yếu. Theo bác sĩ, nếu bà được sống trong môi trường bình thường, có thời gian, không gian để tập thể dục, mọi việc cải thiện hơn nhiều.
Ông Choi suy sụp khi vợ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật gấp. Đến khi này, ông mới nhận ra nếu vợ được ống trong môi trường trong lành hơn, bệnh tình không tiến triển xấu tới mức đó.
Một chương trình truyền hình tại Hàn Quốc đã tình nguyện giúp vợ chồng ông Choi dọn dẹp lại căn nhà hai tầng. Một chiếc máy xúc và 226 tình nguyện viên đã được huy động để dọn sạch toàn bộ 150 tấn rác chất đống từ trong nhà ra ngoài sân.
Điều đáng nói là anh con trai phản kháng, không chịu rời khỏi phòng của mình, nói chỉ cần dọn dẹp sân trước và phòng tắm. Sau khi thương lượng một hồi, anh ta mới đồng ý ra khỏi phòng, dù vậy vẫn không quên dặn: "Dọn dẹp là được rồi, đừng vứt những thứ cần thiết". Đây là lần đầu tiên anh ta nhìn thấy mặt trời trong một năm.
Trong lúc căn nhà đang được dọn dẹp, vợ ông Choi cũng đã hoàn thành ca mổ. Ông Choi lúc này mới chia sẻ lý do ông nhặt rác về nhà trong suốt những năm qua. Hóa ra, anh con trai chỉ thích ở nhà ăn bám vào đồng lương hưu của bố mẹ, không chịu ra ngoài tìm việc làm.
Vợ chồng ông Choi nhiều lần nhắc nhở anh ta ra ngoài làm việc kiếm tiền nhưng anh đều từ chối. Lo lắng sau khi cả hai vợ chồng qua đời, con không có nơi nương tựa, ông Choi cố gắng tích trữ được thêm đồ ở nhà, càng nhiều càng tốt.
Đưa vợ từ viện về nhà, ông Choi tuổi bật khóc khi nhìn thấy căn nhà ngổn ngang rác hiện đã gọn gàng sạch sẽ. Cụ ông 75 tuổi cho biết bản thân chưa từng được sống trong ngôi nhà sạch đẹp như vậy, đồng thời hứa sẽ không bao giờ nhặt rác về nhà nữa.
Đinh Kim (T/h)