CNN mới đây cho biết, kết quả nghiên cứu vaccine COVID-19 ban đầu do công ty dược phẩm Mỹ Pfizer phát triển đã cho tín hiệu tích cực, với hiệu quả lên tới 90%.
Công tác nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19 của Mỹ đã có nhiều tín hiện tích cực sau khi công ty dược phẩm Pfizer đưa ra kết quả thử nghiệm ban đầu lên 94 tình nguyện viên. Theo phân tích, vaccine COVID-19 tiềm năng của hãng này có hiệu quả lên tới 90%.
Quá trình phát triển
Được biết, Pfizer là một công ty dược phẩm Mỹ được thành lập tại thành phố New York vào năm 1849 bởi Charles Pfizer, một người Mỹ gốc Đức, và người anh họ Charles F. Erhart đến từ Ludwigsburg, Đức.
Công ty dược phẩm Pfizer là "ông lớn" trong ngành dược phẩm thế giới. Ảnh: The Times |
Ngay từ khi thành lập, công ty đã có nhiều thành công trong việc sản xuất thuốc tẩy giun Santonin. Năm 1880, tên tuổi công ty dược Pfizer được biết đến rộng rãi hơn nhờ những sản phẩm chứa citric acid, một hợp chất có được dùng trong quá trình điều đị bệnh sỏi thận. Kể từ đó, Pfizer đã nhanh chóng mở rộng công ty, mua thêm những cơ sở nghiên cứu và điều chế dược phẩm.
Tính đến năm 1950, Pzifer đã thành lập văn phòng tại Bỉ, Brazil, Canada, Cuba, Mexico, Panama, Puerto Rico và Vương quốc Anh. Năm 1960, công ty chuyển hoạt động phòng thí nghiệm nghiên cứu y tế ra khỏi Thành phố New York đến một cơ sở mới ở Groton, Connecticut. Năm 1980, công ty tung ra Feldene (piroxicam), một loại thuốc chống viêm kê đơn, đây là sản phẩm đầu tiên của Pfizer đạt tổng doanh thu 1 tỷ USD.
Trong suốt những năm 1980 và 1990, sự tăng trưởng của Pfizer được duy trì nhờ việc phát hiện và tiếp thị Zoloft, Lipitor, Norvasc, Zithromax, Aricept, Diflucan và Viagra. Pifzer trong những năm sau 2000 đã mua lại nhiều công ty đối thủ và không ngừng mở rộng "đế chể" dược phẩm của mình trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, tới năm 2011, có thông tin cho rằng Pfizer đóng cửa một cơ sở nghiên cứu tại Vương Quốc Anh. Tuy nhiên, kể từ năm 2014, Pfizer đã giảm bớt sự hiện diện tại nước này. Dù vậy, hoạt động của Pfizer vẫn phát triển mạnh mẽ.
Tháng 9/2012, công ty Pfizer đã sản xuất thành công một loại thuốc trị bệnh bạch cầu hiếm gặp. Loại thuốc này có tên Bosulif, được dùng để điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (CML), một bệnh về máu và tủy xương thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi.
Các hoạt động của công ty trong những năm sau đó tiếp tục được mở rộng hoạt động nghiên cứu điều trị ung thư, điều trị gen. Trong thời gian từ năm 2011-2020, Pfizer đã mua lại nhiều công ty dược phẩm lớn bao gồm một mảng kinh doanh thuốc kháng sinh phân tử nhỏ của AstraZeneca với giá 1,575 tỷ USD.
Nghiên cứu vaccine COVID-19
Từ tháng 5/2020, công ty Pfizer đã tiến hành 4 nghiên cứu về vaccine COVID-19. Theo đó, vaccine BNT162 do Pfizer phối hợp với công ty dược BioNTech của Đức phát triển đã cho ra nhiều kết quả tiềm năng.
Theo đó, tiến sĩ Anthony Fauci nhận định, kết quả nghiên cứu ban đầu của vaccine BNT162 đã cho ra nhiều tín hiệu tích cực. Ông cho biết, vaccine tiềm năng này có hiệu quả hơn 90% trong việc phòng lây nhiễm COVID-19 đối với các tình nguyện viên.
Hãng dược đã sử dụng phương thức chưa từng được sử dụng, gọi là RNA thông tin, hoặc mRNA, để tạo ra phản ứng miễn dịch ở những người được tiêm phòng.
Phương pháp vaccine mRNA sử dụng vật liệu di truyền được gọi là mRNA để đánh lừa các tế bào tạo ra các đoạn protein trông giống như các mảnh của virus. Hệ thống miễn dịch sẽ học cách nhận biết và tấn công các tế bào giả đó và sẽ đưa ra phản ứng nhanh với bất kỳ sự lây nhiễm thật sự nào.
Nghiên cứu cho biết thêm, virus SARS-CoV-2 có một cấu trúc được gọi là protein đột biến để tấn công các tế bào trong cơ thể. Vaccine mRNA sẽ giúp hạn chế việc sản sinh các bản sao của cấu trúc đó.
Tiến sĩ Fauci chia sẻ với CNN: "Nền tảng mRNA đã có những hiệu quả đặc biệt. Một vaccine tiềm năng khác mang tên Moderna cũng đang được điều chế theo nền tảng tương tự".
Được biết, chính phủ liên bang Mỹ đã đầu tư 1,95 tỷ USD cho quá trình nghiên cứu vaccine giữa công ty Pfizer và BioNTech.
Minh Hạnh(Theo CNN, Bussiness Standart)