+Aa-
    Zalo

    Cố tình chậm quyết toán để được thu phí BOT cao và dài

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tại Hội thảo về BOT giao thông ngày 15/9, ông Lê Quốc Đạt, phó Chánh Thanh tra Bộ KH&ĐT cho biết có tình trạng nhà đầu tư chậm quyết toán công trình để thu phí BOT cao.

    Tại Hội thảo về BOT giao thông sáng ngày 15/9, ông Lê Quốc Đạt, phó Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện đang có tình trạng nhà đầu tư cố tình chậm quyết toán công trình để tận hưởng thời gian thu phí BOT dài hơn và mức phí cao hơn.

    Theo ông Lê Quốc Đạt, phó Chánh Thanh tra Bộ KH&ĐT,có tình trạng nhà đầu tư chậm quyết toán công trình để thu phí BOT cao

    Theo ông Lê Quốc Đạt, đối với các dự án BOT thì thời gian thu phí và mức phí được tính toán dựa trên tổng mức đầu tư được phê duyệt tại bước lập dự án đầu tư. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư là khái toán, thường có giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị quyết toán vốn đầu tư dẫn đến thời gian thu phí quy định trong hợp đồng BOT thường dài hơn nhiều so với thực tế.

    Vì lý do đó nên theo ông Đạt, nhà đầu tư rõ ràng không có nhiều động lực để thực hiện quyết toán vốn đầu tư dù theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư thực hiện quyết vốn đầu tư xây dựng công trình trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành công trình dự án. Tuy nhiên, nhà đầu tư thường cố tình chậm quyết toán để tận hưởng thời gian thu phí dài hơn và mức phí cao hơn.

    “Thực tế đối với các dự án BOT mà Thanh tra Bộ KH&ĐT đã thanh tra thời gian vừa qua cho thấy, nhiều dự án đã hoàn thành quá 6 tháng, thậm chí có dự án đã hoàn thành gần 5 năm nhưng vẫn chưa có dự án nào tiến hành quyết toán”, ông Đạt nói.

    Từ thực tế trên, ông Đạt kiến nghị cần sửa đổi các quy định của pháp luật theo hướng bắt buộc nhà đầu tư phải hoàn thành xong công tác quyết toán tổng vốn đầu tư mới được thu phí. Khi đó, thời gian thu phí và mức thu phí tính theo tổng vốn đầu đầu tư được quyết toán và sẽ phản ánh chính xác hơn và hiệu quả đầu tư.

    Một nội dung nữa cũng được ông Đạt phản ánh là xuất hiện tình trạng “lẩu thập cẩm công trình thu phí”. Đơn cử như việc nhà đầu tư sử dụng trạm thu phí cầu Bến Thuỷ I và trạm thu phí cầu Bến Thuỷ II để hoàn vốn cho các dự án: Dự án tuyến tránh TP. Vinh (Nghệ An), Dự án Nam Bến Thuỷ - tuyến tránh TP. Hà Tĩnh; Dự án nút giao QL46 và dự án Cầu Yên Xuân.

    “Những người dân ở các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn và thị xã Hồng Lĩnh của hà Tĩnh nếu chỉ đi qua cầu Bến Thuỷ 1 và 2 có thể không ngờ được rằng mình đang cõng phí cho vài dự án khác ở đâu đó bên tỉnh Nghệ An”, ông Đạt nói.

    Ông Đạt kiến nghị cần bổ sung quy định pháp luật về việc trạm thu phí phải nằm trong phạm vi dự án để loại bỏ trường hợp công trình một nơi – thu phí một nơi. Từ đó đảm bảo sự công bằng tương đối khi khách hàng không phải trả phí cho những dịch vụ mà họ không sử dụng.

    Văn Kiên

    Nguồn: Báo Tiền phong

    [mecloud]mY3TUbNeXQ[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-tinh-cham-quyet-toan-de-duoc-thu-phi-bot-cao-va-dai-a148040.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan