+Aa-
    Zalo

    Có nên đút tay vào miệng cho trẻ cắn khi lên cơn co giật?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Lo sợ em bé lên cơn co giật sẽ tự cắn vào lưỡi, một chiến sĩ cảnh sát cơ động đã không ngần ngại chịu đau, đưa tay vào miệng bệnh nhi.

    Lo sợ em bé lên cơn co giật sẽ tự cắn vào lưỡi, một chiến sĩ cảnh sát cơ động đã không ngần ngại chịu đau, đưa tay vào miệng bệnh nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng đây là hành động đẹp nhưng chưa đúng.

    [presscloud]11397[/presscloud]

    Chiều 4/8, tại sân vận động Thiên Trường, Nam Định, lực lượng an ninh trên khán đài phát hiện một bé trai có dấu hiệu co giật, khó thở giữa đám đông đang theo dõi trận đấu giữa chủ nhà Nam Định và đội khách Hoàng Anh Gia Lai. Ngay lập tức, 2 chiến sĩ cảnh sát cơ động đã đưa cháu bé tách khỏi đám đông. Thậm chí, một chiến sĩ còn đưa tay vào miệng bé trai vì lo sợ em sẽ tự cắn vào lưỡi.

    Sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội, những hình ảnh này đã nhanh chóng thú hút sự chú ý của nhiều người. Tuy nhiên, sau đó không ít người cho rằng việc cho tay vào miệng trẻ khi đang lên cơn co giật là không nên. Vậy cách sơ cứu trẻ khi lên cơn co giật, động kinh như thế nào là đúng?

    Có nên cho trẻ cắn tay khi lên cơn co giật?

    Chia sẻ với Người Đưa tin, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi đồng thành phố, TP.HCM cho biết: “Chỉ nên cho trẻ nằm nghiêng khi lên cơn co giật. Việc dùng ngón tay, muỗng hay khăn tay đưa vào giữa 2 hàm răng của trẻ ngoài việc có thể bị cắn đứt tay còn khiến trẻ bị tổn thương khoang hầu họng, làm chảy máu, sưng đường thở... dẫn đến trẻ có thể tự cắn lưỡi”.

    Trong khi đó bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, bệnh viện Tâm thần TP.HCM nói: “Khi thấy một người bị cơn co giật do động kinh thì thái độ xử trí tốt nhất là đứng quan sát và không can thiệp. Cơn co giật do động kinh sẽ tự hết sau 30 giây đến 1 phút”.

    Vì thế, việc đưa vật gì đó vào miệng bệnh nhân đang lên cơn co giật là không cần thiết. Thậm chí, việc đưa vật cứng vào giữa 2 hàm răng khi người bệnh đang cắn chặt có thể làm gãy răng hoặc tụt răng giả vào trong bụng. Không những thế, việc này còn có thể làm sai khớp thái dương – hàm.

    Lý giải về kinh nghiệm dân gian khi dùng ngón tay cứu trẻ bị co giật, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: “Tỷ lệ trẻ cắn lưỡi khi lên cơn co giật là có, nhưng rất ít. Nhưng cách làm này cũng có hiệu quả nhất định, là một cách để làm thông đường thở, làm cho đờm nhớt chảy ra bên ngoài thay vì chảy ngược xuống phổi”.

    Bác sĩ Đinh Tấn Phương nhấn mạnh: “Đây là điều rất quan trọng vì đa số các trường hợp tử vong khi trẻ co giật là do tắc nghẽn đường thở, đờm nhớt chảy ngược vào trong. Trong bệnh viện, việc cấp cứu cho trẻ lên cơn co giật vẫn dùng gạc quấn vải kê giữa hai hàm răng của trẻ. Nhưng việc này chỉ nên do nhân viên y tế thực hiện".

    Bác sĩ Phương còn cảnh báo trường hợp người nhà quýnh quáng, nhét vật cứng vào miệng trẻ có thể khiến dị vật rơi vào đường thở, dẫn đến tử vong. Còn nếu dùng muỗng kê vào răng sẽ làm gãy răng. Cách xử lý tốt nhất vẫn là cho trẻ nằm nghiêng, đầu ngửa và lau đờm nhớt.

    Chiến sĩ CSCĐ cho tay vào miệng cho trẻ cắn khi lên cơn co giật - Ảnh: Người Đưa Tin

    Cách sơ cứu bệnh nhân co giật, động kinh

    Nói về cách sơ cứu bệnh nhân bị lên cơn cơ giật, động kinh, bác sĩ Trần Điền Tú, phụ trách Trạm cấp cứu vệ tinh 115, bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, TP.HCM, chia sẻ với Zing.vn, theo thống kê trong 10 người sẽ có 1 người có cơn co giật trong suốt cuộc đời của họ. Có nhiều loại co giật nhưng đa phần trong số đó kết thúc sau khoảng vài phút.

    Các bước sơ cứu ban đầu khi bệnh nhân lên cơn co giật:

    - Đặt bệnh nhân nằm trên nền phẳng.

    - Nhẹ nhàng nghiêng người bệnh nhân qua một bên giúp bệnh nhân dễ thở.

    - Dọn dẹp các vật sắc nhọn xung quanh bệnh nhân.

    - Lót dưới đầu bệnh nhân gối mềm, có thể dùng áo gấp lại.

    - Tháo mắt kính và các vật dụng không cần thiết trên người bệnh nhân.

    - Tháo lỏng dây thắt cà vạt giúp bệnh nhân dễ thở.

    - Gọi cứu hộ cấp cứu nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút.

    Những đều không được làm khi bệnh nhân lên cơn co giật:

    - Không đè hoặc cố gắng làm dừng cơn co giật của bệnh nhân.

    - Không được cho bệnh nhân dùng thức ăn, nước uống cho đến khi họ hoàn toàn tỉnh táo.

    - Một bệnh nhân co giật không thể tự nuốt tuột lưỡi hoặc cắn lưỡi. Do đó, không đặt bất kỳ vật gì vào miệng vì có thể gây tổn thương răng, hàm.

    - Không hà hơi thổi ngạt (CPR) trong cơn co giật (có thể bắt đầu CRP sau cơn co giật).

    Quỳnh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-nen-dut-tay-vao-mieng-cho-tre-can-khi-len-con-co-giat-a287336.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan