+Aa-
    Zalo

    Chuyển đổi giới tính: Không phải ai cũng biết những quyền lợi này

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi quyền chuyển đối giới tính được Quốc hội thông qua, cộng đồng LGBT sẽ cần phải làm gì và được hưởng những quyền lợi nào?

    Sau khi quyền chuyển đối giới tính được Quốc hội thông qua, cộng đồng LGBT - cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay)sẽ cần phải làm gì và được hưởng những quyền lợi nào?

    Theo thống kê không đầy đủ, hiện Việt Nam có khoảng 23 người đã thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính (CĐGT) tại Thái Lan, Hàn Quốc và trở về Việt Nam sinh sống.

    Sáng ngày 24/11, Quốc hội đã thông qua quyền chuyển đối giới tính. Cụ thể, điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực ngày 1/1/2017.

    Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), mặc dù ở Việt Nam chưa có thống kê nào về số lượng người chuyển giới, nhưng theo nghiên cứu của các tổ chức khoa học uy tín, số lượng người chuyển giới hiện chiếm khoảng 0,5-1% dân số thế giới.

    Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế. Ảnh: N.Phương

    Việc thu thập số liệu người chuyển giới gặp khó khăn do sự kỳ thị xã hội khiến người chuyển giới không thể hiện hoặc không công khai giới tính mong muốn của mình; còn có trường hợp người chuyển giới tự nhận mình là người đồng tính.

    Số liệu tại nhiều nước châu Âu cũng ghi nhận tỉ lệ người chuyển giới từ nam sang nữ cao gấp 6 lần tỉ lệ người chuyển giới từ nữ sang nam. Điều này không có nghĩa là có nhiều người chuyển giới từ nam sang nữ hơn, mà do người chuyển giới từ nữ sang nam ít tìm tới các cơ sở phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

    Đặc biệt, trước đây, khi quyền chuyển đối giới tính chưa được Quốc hội thông qua, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người chuyển giới trong xã hội đã khiến họ sống khép kín trong sự bức bối của chính mình.

    Bà Lương Bích Ngọc, Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường cho biết, sự kỳ thị phân biệt đối xử và bạo lực với người chuyển giới khá phổ biến và ở mức độ nghiêm trọng hơn so với người đồng tính, hoặc người có quan hệ cùng giới nói chung.

    “Họ còn bị phản đối từ chính gia đình, bạn bè của mình do thể hiện giới tính khác với vai trò được xã hội mong đợi, thể hiện qua cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ và điệu bộ”, bà Lương Bích Ngọc nói.

    Nhiều người chuyển giới tâm sự, khi công khai với bố mẹ về giới tính và mong muốn được chỉnh sửa bản thân, nhưng bố mẹ nghe xong đã đưa ngay em đi gặp bác sĩ tâm lý, vì trong quan niệm của nhiều người hiện nay vẫn cho rằng, người chuyển giới là mắc "bệnh" hoặc "a dua". Nhiều lúc em cảm thấy rất tủi khổ vì những lời xúc phạm của chính những người thân trong gia đình.

    Thế nhưng, kể từ khi quyền chuyển đổi giới tính được Quốc hội thông qua cộng đồng LGBT Việt đã có thể hân hoan, tự tin với giới tính thật của mình.

    Kể từ khi quyền chuyển đổi giới tính được Quốc hội thông qua cộng đồng LGBT Việt đã có thể hân hoan, tự tin với giới tính thật của mình.

    Theo điều 37 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Ngoài ra, họ còn có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan.

    Tuy nhiên, bộ luật trên mới chỉ dừng lại ở mức quy định chung về quyền được chuyển đổi giới tính mà chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể về trường hợp nào được chuyển đổi giới tính. Người được chuyển đổi phải làm những trình tự, thủ tục gì…

    Vậy, đông đảo cộng đồng LGBT sẽ cần phải làm gì và được hưởng những quyền lợi cụ thể nào sau khi được Quốc hội thông qua quyền chuyển đối giới tính?

    Theo anh Lương Thế Huy, cán bộ Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường iSEE phân tích, người chuyển giới Việt sẽ được hưởng khá nhiều quyền lợi sau khi quyền chuyển giới được thông qua.

    Người chuyển giới băn khoăn nhiều về các điều kiện được công nhận chuyển giới.

    Được chuyển đổi giới tính

    Theo anh Lương Thế Huy, Bộ luật Dân sự mới có hai điều riêng biệt: Xác định lại giới tính (Điều 36) và Chuyển đổi giới tính (Điều 37). Xác định lại giới tính áp dụng với người sinh ra không rõ ràng là nam hay nữ, còn chuyển đổi giới tính áp dụng với những ai có nhu cầu thay đổi giới tính bẩm sinh của mình. Như vậy, về cơ bản thì những ai có nhu cầu đều có thể thực hiện chuyển đổi giới tính.

    Được phép phẫu thuật tại Việt Nam

    Việc phẫu thuật chuyển giới trước nay bị cấm tại Việt Nam, nên người chuyển giới phải sang Thái Lan hay các nước khác để phẫu thuật. Với quy định mới, “việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật” có nghĩa là công dân có quyền chuyển đổi giới tính tại Việt Nam.

    Được phép thay đổi giới tính trên giấy tờ

    Trước đây, cho dù đã phẫu thuật chuyển giới ở nước ngoài, thì bạn cũng không thể thay đổi giới tính trên giấy tờ. Với quy định mới, “cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch” có nghĩa là sau khi phẫu thuật, người chuyển giới có thể đăng ký thay đổi tên gọi, giới tính.

    Được phép kết hôn với người yêu mà trên giấy tờ bây giờ là người khác giới

    Hiện tại, vì không thể thay đổi giới tính trên giấy tờ mà người chuyển giới và người yêu của họ thường sẽ được pháp luật coi là hai người cùng giới tính, do vậy không thể kết hôn với nhau. Với quy định mới, “Cá nhân đã chuyển đổi giới tính […] có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi”, nghĩa là họ sẽ có các quyền, nghĩa vụ theo đúng như giới tính mới, bao gồm quyền kết hôn với người khác giới.

    Ngoài những lợi ích trên, vẫn còn một số hạn chế đối với người chuyển giới khi quyền chuyển giới được thông qua. Chẳng hạn:

    Không được thay đổi giới tính trên giấy tờ nếu chưa phẫu thuật chuyển giới

    Theo quy định mới, việc đăng ký thay đổi giấy tờ hộ tịch chỉ áp dụng với người đã chuyển đổi giới tính. Xu hướng trên thế giới là thay đổi giới tính giấy tờ không phụ thuộc vào việc phẫu thuật hay chưa.

    Bộ luật Dân sự chỉ quy định chung về chế độ hôn nhân gia đình. Các quy định chi tiết nằm ở trong Luật Hôn nhân và gia đình. Năm 2014, Việt Nam đã thông qua Luật HN&GĐ mới, theo đó thì hôn nhân cùng giới không còn bất hợp pháp, nhưng cũng chưa được thừa nhận và thực thi.

    Mỹ An (T/h)


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chuyen-doi-gioi-tinh-khong-phai-ai-cung-biet-nhung-quyen-loi-nay-a207857.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan