+Aa-
    Zalo

    Chồng đã mất, vợ có phải trả nợ thay không?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong hợp đồng hai bên đã giao kết về việc vay tiền thì theo đó cũng phát sinh các quyền và nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay theo quy định pháp luật.

    (ĐSPL) - Trong hợp đồng hai bên đã giao kết về việc vay tiền thì theo đó cũng phát sinh các quyền và nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay theo quy định pháp luật.

    Hỏi: Chồng tôi vay của một người bạn đồng nghiệp kỳ hạn 2 năm với lãi suất cao nhưng tôi hoàn toàn không biết về việc vay của chồng mình. Đến nay là thời hạn 2 thì người bạn đó đến đưa ra văn bản đã ký của chồng tôi và yêu cầu phải thanh toán số tiền mà chồng tôi đã vay. Tuy nhiên, chồng tôi đã mất cách đây được 1 năm nhưng đến nay tôi mới được thông báo về khoản nợ này. Vậy, tôi hỏi việc họ yêu cầu gia đình tôi thanh toán khi chồng tôi đã mất cách đây 1 năm có đúng quy định của pháp luật không?

    Chồng đã mất, vợ có phải trả nợ thay không? - Ảnh minh họa.

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật CHÂU VIỆT VƯƠNG - CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:

    Căn cứ theo Điều 401 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.  Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

    Về hợp đồng vay tài sản, Điều 471 BLDS quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.

    Vì pháp luật hiện hành không quy định hợp đồng vay tài sản phải công chứng, chứng thực. Như vậy, hợp đồng vay tài sản có thể hiện bằng văn bản như trường hợp của chồng bạn là có hiệu lực pháp luật. Trong hợp đồng hai bên đã giao kết về việc vay tiền thì theo đó cũng phát sinh các quyền và nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay theo quy định pháp luật.

    Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và Gia đình về việc vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện thì việc chồng bạn vay không phải để thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân gia đình theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia Đình năm 2014 thì bạn không phải liên đới chịu trách nhiệm trả thay cho chồng của bạn.

    Mặc dù bạn không có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm trả tiền cho chồng bạn, nhưng khi chồng bạn đã chết, nếu vẫn còn di sản để lại cho người thừa kế thì người thừa kế có trách nhiệm phải trả số tiền đã vay của chồng bạn.

    Theo Điều 637 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định vấn đề thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại: “1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2. Trong trường hợp di sản chưa được chia, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế. 3. Trong trường hợp di sản đã được chia, mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân”.

    Theo quy định nêu trên, khi người vay tiền bạn đã chết thì nghĩa vụ trả nợ cho bạn sẽ do những người thừa kế của người này thực hiện, bao gồm: người thừa kế theo di chúc (nếu người vay tiền bạn để lại di chúc); người thừa kế theo pháp luật.

    Như vậy, nếu việc vay của chồng bạn đã đúng quy định của pháp luật thì những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện việc trả nợ trong phạm vi di sản do người chết để lại.

    Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

    HUY LÂM
    Nguồn: Người đưa tin
    [mecloud]FOL6UQbm9D[/mecloud]
    Đọc thêm nhiều bài khác tại chuyên mục : An NinhTin pháp luật
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chong-da-mat-vo-co-phai-tra-no-thay-khong-a146955.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan