Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 (CPI) của cả nước đã tăng 0,92% so với tháng trước và bình quân 8 tháng đầu năm tăng 3,84% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2017 tăng 0,92% so với tháng trước.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 10 nhóm hàng tăng giá, đó là thuốc và dịch vụ y tế và đây cũng là nhóm tăng cao nhất với 2,86%. Tiếp đến là giao thông tăng 2,13%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,06%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,93%; giáo dục tăng 0,57%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,10%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,09%... và duy chỉ có một nhóm giảm là bưu chính viễn thông với mức giảm 0,04%.
CPI tháng 8 tăng mạnh. Ảnh: Internet. |
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, CPI tăng mạnh là do ảnh hưởng từ nhóm thuốc và giá dịch vụ y tế; nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở và đặc biệt; giá thịt lợn phục hồi khiến chỉ số giá nhóm thực phẩm cũng tiếp tục tăng cao, bình quân giá thịt lợn tăng 5,72% so với tháng trước.
Nhóm dịch vụ y tế tăng nhiều được lý giải là do giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế tăng nên chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 3,72% khiến cho CPI tăng khoảng 0,14%.
Nhóm giao thông tăng 2,13% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 4/8/2017 và thời điểm 19/8/2017 (tác động làm CPI tăng khoảng 0,2%).
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,06%, trong đó lương thực tăng 0,31%[9]; thực phẩm tăng 1,64% do giá thịt lợn và rau xanh tăng mạnh[10], tác động làm CPI tăng 0,37%.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,93% (giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1,27%; giá gas trong nước điều chỉnh tăng 8,91% từ đầu tháng Tám; giá dầu hỏa bình quân tháng 8/2017 tăng 5,14%).
Nhóm giáo dục tăng 0,57% (dịch vụ giáo dục tăng 0,51%) do trong tháng có 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương[11] thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính Phủ.