+Aa-
    Zalo

    Chết khiếp phong tục hàng trăm khách mời nhổ nước bọt vào người cô dâu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong nền văn hóa Hy Lạp, khạc nhổ được xem là một loại bùa may mắn vì thế khi tham dự lễ cưới, hàng trăm khách mời đã thực hiện nghi lễ kỳ lạ nhổ nước bọt vào cô dâu.

    Trong nền văn hóa Hy Lạp, khạc nhổ được xem là một loại bùa may mắn vì thế khi tham dự lễ cưới, hàng trăm khách mời đã thực hiện nghi lễ kỳ lạ nhổ nước bọt vào cô dâu.

    Trên thế giới có nhiều phong tục đám cưới kỳ lạ - Ảnh: Minh họa

    Cách làm này được phổ biến nhờ bộ phim năm 2002, My Big Fat Greek Wedding. Trong nền văn hóa Hy Lạp, việc khạc nhổ là một loại bùa may mắn giúp xua đuổi ma quỷ. Chính vì thế khi tham dự lễ cưới, để chúc phúc cho cô dâu, hàng trăm khách mời đã thực hiện nghi lễ kỳ lạ nhổ nước bọt vào cô dâu.

    Ngày nay, phong tục tập quán thường được cải tiến hơn. Thay vì việc khạc nhổ vào cô dâu, nó đã phát triển thành một hành động mang tính biểu tượng hơn, nơi khách chủ yếu mạnh mẽ phát ra âm thanh phì phì nơi miệng khi họ đến gần cô dâu.

    Người Hy Lạp cũng làm điều này trong những dịp đặc biệt khác, bao gồm cả rửa tội để thừa nhận vẻ đẹp và sức khỏe tốt của em bé. Khạc nhổ thậm chí có thể được thực hiện như một biện pháp mê tín để xua đuổi cái ác trong cuộc trò chuyện thường xuyên.

    Không chỉ Hy Lạp, ở Maissai, Kenya cũng có tục nhổ nước bọt vào cô dâu trong đám cưới. Theo phong tục của người Massai, cha của cô dâu sẽ nhổ nước bọt lên đầu và ngực con gái như một lời cầu phúc. Không có bất cứ người con gái nào thuộc bộ tộc Massai khi cưới chồng lại không thực hiện nghi lễ cầu phúc độc đáo có một không hai này.

    Cha nhổ nước bọt lên đầu con gái - Ảnh: Tiền Phong

    Nước bọt của người cha sẽ tượng trưng cho tất cả những gì tốt đẹp nhất mà người cha mẹ của cô dâu muốn gửi gắm cho con cái mình.

    Người con gái cũng sẽ hạnh phúc hơn khi nhận được những “lời chúc phúc” đặc biệt này. Và chỉ sau khi tiến hành nghi thức kỳ lạ này, cô gái mới được phép lên đường về nhà chồng.

    Điều đặc biệt là đoàn người đưa dâu thường đi với tốc độ rất chậm, vì thế quá trình đưa cô dâu từ nhà cha mẹ đẻ đến nhà chồng có thể mất nhiều giờ đồng hồ.

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chet-khiep-phong-tuc-hang-tram-khach-moi-nho-nuoc-bot-vao-nguoi-co-dau-a320975.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan