+Aa-
    Zalo

    Chân dung siêu cướp ngân hàng nước Mỹ: Kẻ đào tẩu bị truy nã gắt gao nhất của FBI

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Là một tên cướp ngân hàng chuyên nghiệp nhưng Sutton lại vô cùng nổi tiếng vì vẻ lịch thiệp. Những nơi hắn gây án thường không có tiếng súng, không có án mạng.

    Là một tên cướp ngân hàng chuyên nghiệp nhưng Sutton lại vô cùng nổi tiếng vì vẻ lịch thiệp. Những nơi hắn gây án thường không có tiếng súng, không có án mạng hay xô xát mà vô cùng nhanh, gọn.

    Chân dung Willie Sutton.

    Tên cướp ngân hàng khét tiếng nhất nước Mỹ, William Francis Sutton, sinh năm 1901, cha mẹ đều là người Ireland. Sutton lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó tại khu dân cư Brooklyn của Irishtown.

    Sutton nổi tiếng nhất với một câu thoại bất hủ được một phóng viên ghi lại:

    "Willie, tại sao anh lại cướp ngân hàng?"

    "Bởi vì đó là nơi có tiền”, Sutton nói.

    Anh ta đã đánh cắp 2 triệu USD từ các ngân hàng trong “sự nghiệp” của mình và trốn thoát khỏi ba nhà tù được trang bị an ninh tối đa.

    Cha Sutton là một thợ rèn, hiếm khi về nhà vì phải làm việc quá vất vả, còn mẹ anh thì bị trầm cảm, ảnh hưởng sâu sắc bởi cái chết của con gái lúc nhỏ.

    Đó là thời kỳ khó khăn ở Mỹ với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng và các ngân hàng được coi là nơi giữ của của những người giàu có và quyền lực cao. Và Willie biết ngân hàng là nơi có tiền.

    Sutton là con thứ tư trong một gia đình có 5 người con. Thông tin từ FBI cho biết anh chỉ học hết lớp 8, sau đó rời khỏi nhà để đi kiếm việc làm. Sutton  từng là nhân viên bán hàng, thợ khoan và người làm vườn.

    Sutton kết hôn vào năm 1929, nhưng vợ ông đã ly dị ông sau khi ông bị giam giữ. Ông tái hôn vào năm 1933. Trước khi qua đời, Sutton là đồng tác giả của “I, Willie Sutton” và “Where the Money Was”.

    Willie Sutton có được hai biệt danh, "The Actor" (nghệ sĩ) và "Slick Willie", nhờ sự khéo léo trong việc thực hiện các vụ cướp bằng nhiều cách ngụy trang khác nhau. Yêu thích những bộ quần áo đắt tiền, Sutton được mô tả là một người ăn mặc đẹp không chê vào đâu được.

    Mặc dù là một tên cướp ngân hàng, Sutton có danh tiếng của một quý ông; Trên thực tế, những người có mặt tại vụ cướp của anh ta nói rằng anh ta khá lịch sự. Một nạn nhân cho biết việc chứng kiến ​​một trong những vụ cướp của Sutton giống như đang xem phim, ngoại trừ tên cướp có súng. 

    Những vụ trộm cắp của Sutton thường xuyên diễn ra vào sáng sớm khi mà các ngân hàng chưa mở cửa. Thủ thuật của Sutton thường là cải trang thành các nhân vật hay đi làm sớm hoặc có chức quyền như người đưa thư, nhân viên cảnh sát, bảo vệ… Điều này khiến cơ quan điều tra và cảnh sát rất khó có thể bắt được hắn.

    Tuy nhiên, sau nhiều phi vụ trót lọt, tới năm 1934 Sutton đã bị cảnh sát bắt giữ khi đang thực hiện vụ cướp Ngân hàng Corn Exchange ở Philadelphia. Phiên tòa xét xử tên siêu trộm này đã diễn ra nhanh chóng và toàn tuyên án 30 năm tù cho Sutton tại nhà tù Eastern State Penitentiary ESP (Nhà tù Quốc gia Miền Đông).

    Sutton bị truy nã.

    ESP được mở cửa năm 1829 tại Philadelphia, bang Pennsylvania và hoạt động tới năm 1971. Sau khi được hoàn thiện, nó là công trình công lớn nhất và đắt đỏ nhất từng được xây dựng tại Mỹ rồi nhanh chóng trở thành mô hình cho 300 nhà giam trên khắp thế giới. Do an ninh được đảm bảo nên ESP được sử dụng để giam giữ những tội phạm đáng sợ nhất của Mỹ.

    Trong 11 năm ở ESP, Sutton đã thực hiện ít nhất 5 cuộc vượt ngục. Sau mỗi một lần bị bắt là một lần Sutton trốn được ra ngoài và mức án của hắn vì cứ thế tăng dần lên cho tới năm 1947.

    Vào ngày 20/3/1950, Sutton được thêm vào danh sách Mười kẻ đào tẩu bị truy nã gắt gao nhất của FBI. Vì tình yêu với những bộ quần áo đắt tiền, bức ảnh của Sutton đã được tặng cho các thợ may cũng như sở cảnh sát.

    Con trai của một người thợ may 24 tuổi đã nhận ra Sutton trên tàu điện ngầm ở New York vào ngày 18/2/1952, và theo anh ta đến một trạm xăng địa phương, nơi Sutton mua pin cho chiếc xe của mình. Người đàn ông đã báo cáo vụ việc với cảnh sát và bắt giữ Sutton. Người thợ may trẻ sau đó đã bị bắn chết.

    Sutton đã không chống lại sự bắt giữ bởi cảnh sát thành phố New York nhưng phủ nhận bất kỳ vụ cướp hoặc hoạt động phạm tội nào khác kể từ cuộc vượt ngục năm 1947 từ Nhà tù Hạt Philadelphia. Vào thời điểm bị bắt, Sutton còn nợ một bản án chung thân 105 năm. Anh ta còn bị kết án thêm 30 năm chung thân tại Nhà tù Bang New York sau một phiên tòa xét xử của bồi thẩm đoàn tại Tòa án Quận Queens.

    17 năm sau, cơ quan hình sự bang New York quyết định Sutton không phải chấp hành hai bản án chung thân và 105 năm tù. Sutton bị ốm. Vào đêm Giáng sinh năm 1969, Sutton, 68 tuổi, được thả khỏi nhà tù bang Attica. 

    Ngày 2/11/ 1980, Willie Sutton qua đời tại Spring Hill, ở tuổi 79.

    Mộc Miên (Theo Irish Central) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chan-dung-sieu-cuop-ngan-hang-nuoc-my-ke-dao-tau-bi-truy-na-gat-gao-nhat-cua-fbi-a355844.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan