+Aa-
    Zalo

    Chẩn đoán viêm họng, bé gái tử vong vì tay chân miệng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bác sĩ chẩn đoán viêm họng cấp nhưng cháu bé 8 tháng tuổi tử vong do mắc bệnh tay chân miệng độ 3.

    Bác sĩ chẩn đoán viêm họng cấp nhưng cháu bé 8 tháng tuổi tử vong do mắc bệnh tay chân miệng độ 3.

    Chị Trần Thị Vân (34 tuổi, địa chỉ 16 Nguyễn Dữ, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM) cho biết, con gái chị là Trần Bảo Châu (8 tháng tuổi) bị sốt vào chiều 17/9. Gia đình đưa đi khám bác sĩ tư, bác sĩ chẩn đoán viêm họng. Đến chiều 19/9, thấy con vẫn sốt, ói, nên chị Vân lại đưa cháu đi khám một bác sĩ tư khác. Bác sĩ cũng chẩn đoán viêm họng và thêm viêm đường ruột.
     
    Sáng 20/9, tình trạng sức khỏe bé Châu rất xấu, gia đình quyết định đưa cháu đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh yêu cầu làm xét nghiệm máu và kết luận Châu bị viêm họng cấp. Người nhà cho biết, cháu có dấu hiệu giật mình, run, chới với, nhưng bác sĩ giải thích có thể do cháu chỉ bị lạnh và không cho nhập viện. Bác sĩ cho về nhà và nhắc người nhà theo dõi các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng trên toa thuốc.
     
    Chẩn đoán viêm họng, bé gái tử vong vì tay chân miệng

    Chị Vân bên di ảnh con gái 8 tháng tuổi.

     
    Về nhà, cháu tiếp tục sốt, mê, khó thở, da tái nhợt… nên gia đình lập tức đưa cháu đi cấp cứu tại Phòng khám đa khoa Việt Phước (772 Tân Kỳ Tân Quý, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân). Khoảng 14h30 cùng ngày, cháu Châu được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng sốc nặng, hôn mê, trụy tim mạch, rồi tử vong. Bệnh viện Nhi Đồng 1 kết luận nguyên nhân bé Châu tử vong là do mắc bệnh tay chân miệng độ 3.
     
    Trao đổi với PV chiều 24/9, bác sĩ Đỗ Châu Việt - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 - cho rằng, khi khám bác sĩ chỉ thấy có vết loét trong họng, chưa thấy dấu hiệu nặng của cháu để chỉ định nhập viện. Bác sĩ đã cho toa về nhà uống thuốc, dặn người nhà phải theo dõi dấu hiệu của bệnh tay chân miệng và hẹn hôm sau tái khám.
     
    Theo bác sĩ Việt, đối với trẻ dưới 1 tuổi mà mắc tay chân miệng thì rất khó nhận biết các dấu hiệu của bệnh. Trường hợp cháu Châu, kết quả xét nghiệm âm tính với type vi rút có độc lực cao EV71. Nhưng các dấu hiệu lâm sàng cho phép kết luận cháu đã mắc tay chân miệng biến chứng nặng.
    Bác sĩ Việt không dám khẳng định có cứu được bé Châu hay không trong trường hợp nếu bé được nhập viện ngay vào lúc khám bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ Việt nhìn nhận bệnh viện cũng có một phần trách nhiệm trong vụ việc.
     
    Đây là ca tử vong vì bệnh tay chân miệng đầu tiên trong năm 2014 của TP.HCM. Theo Trung tâm y tế dự phòng thành phố, từ đầu năm đến nay, có hơn 6.700 ca mắc tại thành phố.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chan-doan-viem-hong-be-gai-tu-vong-vi-tay-chan-mieng-a52220.html
    Táo bón ở trẻ nhỏ - nguyên nhân và cách xử trí

    Táo bón ở trẻ nhỏ - nguyên nhân và cách xử trí

    (Sức khỏe Online) - Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đa số táo bón ở trẻ em là do chức năng bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, được gọi là táo bón chức năng. Táo bón khiến trẻ biếng ăn, ­­đau bụng, nôn trớ, hay quấy khóc, nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn. Làm sao để khắc phục tình trạng này?

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Táo bón ở trẻ nhỏ - nguyên nhân và cách xử trí

    Táo bón ở trẻ nhỏ - nguyên nhân và cách xử trí

    (Sức khỏe Online) - Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đa số táo bón ở trẻ em là do chức năng bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, được gọi là táo bón chức năng. Táo bón khiến trẻ biếng ăn, ­­đau bụng, nôn trớ, hay quấy khóc, nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn. Làm sao để khắc phục tình trạng này?