Nhận được số tiền cô giáo gửi cho để mua giày, nam sinh Trần Chí Đức càng thêm quyết tâm học tập và làm việc để không phụ sự kỳ vọng của cô.
Câu chuyện có thật này xảy ra tại huyện Vũ Xuyên, thành phố Hohhot, Nội Mông (Trung Quốc). Năm 1978, cô giá Trương Tú Dung chuyển công tác từ trường Tiểu học số 1 huyện Ngô Xuyên, Quảng Đông (Trung Quốc) về trường Trung học Vũ Xuyên (Nội Mông, Trung Quốc).
Chính trong năm học này, cô gặp cậu học trò nhỏ Trần Trí Đức. Nam sinh này gây ấn tượng mạnh với cô Trương khi xuất thân từ gia đình nghèo nhưng lại rất chăm chỉ học tập, thường đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Một ngày nọ, cô Trương bỗng nhiên phát hiện cậu học trò vốn chăm ngoan và ham học của mình không đến lớp. Linh cảm có chuyện gì đó xảy ra, cô Trường đạp xe tới nhà nam sinh này vào một ngày cuối tuần để tìm hiểu ngọn ngành mọi chuyện.
Trần Chí Đức - học trò cũ của cô Trương (người được khoanh tròn). |
Tới nơi, cô Trương nhìn gia cảnh nhà Trần Chí Đức, không khỏi xót xa cho cậu học trò nhỏ. Nghe nam sinh này chia sẻ nguyên nhân không tiếp tục đi học là do nhà không còn đủ tiền, cô Trương lại càng đau lòng hơn.
Nhẹ ôm cậu bé vào lòng, cô Trương khóc và động viên cậu: “Kiến thức có thể làm con thay đổi đổi phận, hãy cố gắng lên".
Sau khi được cô Trương thuyết phục, cuối cùng, bố của Trần Chí Đức đã đồng ý cho em trở lại trường. Về phía Chí Đức, cậu bé tự nhủ phải nỗ lực hết sức, phấn đấu nhiều hơn nữa để không phụ sự kỳ vọng của cô giáo.
Quả thực, Chí Đức đã làm được. Nhờ kết quả xuất sắc, cậu bé được nhận vào trường trung học trọng điểm của huyện Vũ Xuyên. Trong khoảng thời gian học trung học, mẹ của Chí Đức lần lượt qua đời khiến câu rất buồn và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi nhớ lại lời nhắn nhủ của cô giáo cũ, cậu tự nhủ phải gạt nỗi đau sang một bên và cố gắng hơn nữa.
Nỗ lực của Chí Đức cuối cùng cũng được đền đáp khi cậu được tuyển thẳng vào Viện địa chất Trường Xuân với điểm thị đại học cao thứ 2 của huyện. Cầm trên tay giấy báo nhập học, cậu vui sướng chạy ngay tới báo tin cho cô Trương.
“Chí Đức mặc một chiếc quần chắp vá vài miếng vải chạy tới nhà tôi và nói: ‘Cô ơi, em được nhận vào Viện địa chất Trường Xuân’”, cô Trường bồi hồi nhớ lại.
Cô giáo Trương Tú Dung. |
Năm Chí Đức học đại học năm nhất, bố cậu qua đời. Cô Trương thương cậu học trò nhỏ nên luôn chăm lo cho cậu. Nơi Chí Đức học nằm ở vùng Đông Bắc, mùa Đông rất lạnh, cuộc sống của cậu cũng trở nên khó khăn hơn.
Đến một ngày, cậu bỗng nhận được 20 tệ (khoảng 70.000 đồng) từ cô giáo Trương. Cô dặn cậu mua môt đôi giày vải để sưởi ấm chân trong mùa đông lạnh giá. Được biết, lương của cô Trương ở thời điểm ấy chỉ có 37 tệ (khoảng 130.000 đồng).
Cảm động trước tấm lòng của cô giáo, Trần Chí Đức lại càng quyết tâm hơn, cuối cùng được nhận vào làm việc ở Viện nghiên cứu dầu khí Đại Khánh. Từ đó, cậu dần học lên thạc sĩ và tiến sĩ.
Mỗi lần về quê, Chí Đức đều gọi điện cho cô Trương và câu đầu tiên cậu hỏi cô là “Cô ơi, nhà còn ở chỗ cũ đúng không cô?”. Mỗi lần như vậy, cô Trương đều đáp: “Nhà luôn còn phòng, con về nhà đi”.
Tới năm 2007, khi ấy cô Trương 60 tuổi, các học trò cũ đều tới thăm và chức mừng sinh nhật cô. Chí Đức vì có việc bận nên mãi tới lúc bạn bè về hết, cậu mới tới gặp cô. Nhìn cô, cậu học trò nhỏ năm nào đặt vào tay cô 100.000 NDT (hơn 350 triệu đồng) rồi nói “Cô ơi cô hãy mua một ngôi nhà nhé, ngôi nhà mang tên cô”.
Một góc ngôi nhà mà Trần Chí Đức mua tặng cô Trương. |
Chí Đức sau đó tự mình liên lạc với bạn cùng lớp và tìm ngay một ngôi nhà cho cô giáo. Khi được hỏi về việc này, cậu cho biết: “Không có cô Trương thì sẽ không có tôi ngày hôm nay. Tôi không thể tự chăm sóc cho thầy cô vì phải đi làm xa. Vì thế, tôi muốn mua cho họ một ngôi nhà để an hưởng tuổi già và sẽ hiếu kính họ”.
Nhận được món quà bất ngờ từ cậu học trò cũ, cô Trương không khỏi xúc động, nghẹn ngào nói: “Đến cả con cái của tôi cũng không làm được điều này. Tôi thật sự rất xúc động khi nghe Chí Đức nói sẽ nuôi tôi đến già”.
Món quà của Chí Đức giúp vợ chồng cô Trương có cuộc sống thoải mái hơn, bởi họ đều là những nhà giáo nghèo, vốn sống trong một căn nhà gỗ nhỏ không có đủ điện nước. Chí Đức mỗi tháng cũng thường gửi thuốc bổ cho cô giáo, nhiều khi còn tâm sự với cô như một người con trai.
Đinh Kim(T/h)