+Aa-
    Zalo

    Cậu bé 13 tuổi “phục vụ” cả quý bà lẫn pê đê để... đổi bát mỳ tôm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - “Mẹ mình chửi 24/24, mẹ mình đánh bố mình, anh mình đi tù, rồi mình bị chị kia hãm hiếp hàng đêm...".

     “Mẹ mình chửi 24/24, mẹ mình đánh bố mình, anh mình đi tù, rồi mình bị chị kia hãm hiếp hàng đêm...".

    Bỏ nhà đi vì mẹ hay lôi bố ra đánh

    Đặng Vạn Quân, quê ở Xuân Trường, Nam Định, 13 tuổi đã bỏ học, phẫn uất gia đình, dạt lên Hà Nội sống lang thang.

    Tuổi thơ của không ít cậu bé lang thang là những ám ảnh về đói khát và bị lạm dụng tình dục.

    Bố Quân bị bệnh não nhẹ, hầu như không làm ăn được gì, cũng chẳng có vui thú gì ngoài… uống rượu và chửi đời. Mọi lo toan cho gia đình, cho 4 người con, 4 "cái tàu há mồm" phải ăn học ngày càng tốn kém đổ hết lên đầu mẹ Quân.

    Người mẹ này bị cơm áo đè nặng, lại thấy chồng vô dụng, đàn con hư hỏng nên càng sinh ra cáu bẳn, cục cằn.

    “Mẹ cháu nhìn thấy anh trai cháu lấy trộm đồ đi bán, cũng lôi cháu ra đánh. Cháu nấu cơm chưa xong, mẹ cũng trói lại đánh. Cháu hiểu rằng mẹ cháu căm ghét cháu, thấy cháu là cái nợ.

    Lúc bố cháu vác thóc đi đổi rượu uống, mẹ cháu trông thấy, lôi cả bố ra đánh. Chán quá, cháu bèn bỏ nhà ra đi”, Quân kể.

    Cậu bé lên Hà Nội xin vào phụ việc ở một quán phở. Ai ngờ, ở nhà, anh trai Quân ăn trộm, đánh nhau và bị đi tù. Quân lo quá, thỉnh thoảng cứ đòi bắt xe khách về Nam Định thăm mẹ. Thế là Quân bị ông chủ quán phở nọc ra đánh cho một trận tơi bời và đuổi việc.

    Ông ta bảo: “Cái mặt đi làm thuê lại còn đòi về nhà mỗi tuần. 7 tháng về một lần, nếu không nghe lời thì biến”.

    Nghỉ ở quán phở, Quân làm nghề đánh giày. Tối đến, Quân ngủ lang thang ở những nơi xập xệ, xó xỉnh nhất, “ổ chuột” đến mức, có lần em đã thở dài là “dưới mức sống của một con người”.

    Có lần bị các “ma cũ” đánh giày dằn mặt, đuổi khỏi “sới”, Quân đói khát đến mức 3 ngày không có gì ăn. Vác mặt đi ăn xin thì thấy xấu hổ, thế là Quân ngồi trong công viên và khóc.

    Mùa hè đến, Quân trèo hái quả sấu trên các phố Hà Nội để bán. Quân kể: “Có lúc, các chú bảo vệ ở dưới gốc cây dọa bắt cháu. Cháu cứ nằm trên cây từ sáng đến tối, các chú ấy chán quá nên mặc kệ.

    Cháu trèo sấu ở khắp các con phố, có chú bảo vệ bắt chia một nửa số quả sấu hái được cho chú, thì chú mới để yên. Ngẫm đời vô lý từ quả sấu vô lý đi, thế là cháu bỏ nghề... lại đói”.

     Quân kể về tuổi thơ đầy sóng gió và quãng đời lang thang tủi nhục trên thành phố.

    Bà chị “tốt bụng” nuôi ăn, nuôi ở rồi xâm hại

    Giữa lúc đang đói khát thì có một bà chị ngoài 30 tuổi xuất hiện. Chị này bảo Quân nhanh nhẹn nên chị ta sẽ xin cho đi làm thợ xây.

    Làm phụ hồ xách vữa, dù thót rốn lại, nhưng cũng có cái ăn và cũng có tiền đem về cho cha mẹ.

    Đời phu hồ, chỗ ăn chỗ ở nhếch nhác, thế là bà chị lại bắt đầu ngọt nhạt bảo:

    “Em vất vả quá, nằm giữa bãi đất trống phủ bạt cùng lũ người hôi hám, chị thương lắm. Chị sẽ xin cho nghề bưng bê trong quán ăn gần nhà chị. Tối về nhà trọ của chị mà ngủ để lấy lại sức em ạ”.

    Đêm ấy về nhà trọ của bà chị tắm rửa, ăn no, cậu bé lăn ra ngủ, còn bà chị thì mang rượu ra gạ Quân uống cho vui. Quân uống có một chén nhỏ mà biêng biêng kỳ lạ.

    Quân chìm vào giấc mộng mị, lúc tỉnh dậy thì thấy chị này không mảnh vải che thân đang hôn khắp thân thể của em. Bộ mặt của “bà chị” lộ rõ.

    Sau một thời gian lang thang, Quân quen với Ngọc Anh, cậu bé đeo khuyên đỏ ở tai, khuyên sáng choang ở mép đang đi lang thang. Hai thằng cùng quê Nam Định.

    Quân thương Ngọc Anh, bởi cậu bé cao ráo, khôi ngô kỳ lạ, khiến giới "pê đê" Hà Nội bao phen lao đao, xiêu đổ ấy lại có một gia đình toàn những bạc đãi và bất hạnh đến khó tin.

    “Cháu về nhà Ngọc Anh. Bố mẹ nó chết, ông bà ngoại chửi bới và để nó ngủ trong cái ổ rơm cùng với chó.

    Cháu đã khóc, cháu bảo: “Mẹ mình chửi 24/24, mẹ mình đánh bố mình, anh mình đi tù, rồi mình bị chị kia hãm hiếp hàng đêm, mình vẫn chưa khổ bằng Ngọc Anh”, Quân kể.

    Hai đứa dắt díu nhau bỏ sang nhà Quân ở, rồi lên Hà Nội kiếm ăn. Đúng lúc đó, “bà chị” của Quân đã “tia” thấy Ngọc Anh. Bằng cách nào đó, chị này đã dụ dỗ Ngọc Anh "quan hệ", ném Quân ra đường.

    Bị ép đổi tình dục lấy miếng ăn!

    Quân bị ném ra đường thật sự. Quân nằm dài trên ghế đá ở vườn hoa Ngọc Lâm (Gia Lâm, Hà Nội) trong cái đói run rẩy. Lắm lúc cậu thiếp đi, rồi gào lên trong cơn ác mộng.

    Giữa lúc ước ao có ông trời hiện ra ban cho một bát mì tôm ấy, thì có một bác xuất hiện. Bác ấy bảo, nhà bác cách vườn hoa 300m, cứ về bác cho ăn, bác thương con như con ruột.

    Cậu bé không thể hình dung có ngày cơ thể gầy gò của mình lại có thể khiến đàn ông cũng thích.

    Cậu hồn nhiên về nhà người đàn ông kia ăn, tắm rửa và rúc vào một góc đi văng ngủ khì. Ông này không hãm hiếp cậu, ông ấy chỉ nhẹ nhàng sờ soạng, rồi mặc cậu bé ngủ ngon.

    Hôm sau, trước cơn đói cồn cào của cậu bé, ông ta ra giá hẳn hoi, cho ông “đụng chạm” thì ông cho ăn, ông không thích cưỡng ép ai làm điều gì cả. Để có cái ăn, Quân nhắm mắt đưa chân vào cái sới của giới "pê đê" xâm hại trẻ em.

    Vài ngày sau ông này lại đẩy Quân ra công viên. Rồi một loạt các gã ấu dâm nam người nước ngoài xuất hiện…

    “Cháu sợ nhất là gã R. Hắn bị bệnh bạo dâm. Hắn bảo cháu sẽ trả 500 nghìn đồng một đêm. Cháu cần tiền, cháu không có cách kiếm tiền nào khác, thế là cháu đi vào nhà nghỉ với hắn.

    Hắn có những hành động rất thô bạo khiến cháu cảm giác mình đã ngất đi.

    Cháu van xin, hắn cũng không tha. Cháu vùng ra khỏi phòng, hắn còn đánh cháu, đuổi đi. Hắn bảo, “mua bán tự nguyện” mà cháu không chiều theo ý hắn nên hắn không trả tiền. Các bạn cháu nhiều người là nạn nhân của gã R. lắm”, Quân kể.

    Sau những đêm ngày như vậy, Quân và nhóm bạn đã lọt vào tay “dì” Lan, một gã "pê đê" tuổi gần năm chục, kiêm nghề xe ôm ở Bờ Hồ.

    Trong điện thoại của hắn, có ảnh lũ trẻ. Lạm dụng các cháu chán, gã bán bọn trẻ cho "pê đê" khác để ăn hoa hồng.

    Tỷ lệ chia chác là: Hễ trẻ kiếm được 3 trăm thì phải nộp cho “dì” 1 trăm. Lan thường dụ trẻ về nhà, bắt xem phim đen và lạm dụng các em.

    Khi chia tay chúng tôi, Quân nói ước mơ của mình là làm chủ một siêu thị để có tiền giúp gia đình…

    * Tên nhân vật đã được thay đổi.

    Theo Báo Tuổi trẻ và Đời sống

    Xem thêm video Bạn trẻ nghĩ gì về chuyện bị sàm sỡ nơi công cộng?

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cau-be-13-tuoi-phuc-vu-ca-quy-ba-lan-pe-de-de-doi-bat-my-tom-a96599.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.