(ĐSPL) - Do phần mềm cấp đổi Giấy phép lái xe yêu cầu ghi rõ ngày, tháng sinh nên trường hợp của bà được ghi là ngày 1/1.
Tại Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 2/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số Quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký quản lý hộ tịch có quy định.
Trong trường hợp Giấy khai sinh của một người chỉ ghi năm sinh, không ghi ngày, tháng sinh, mà có yêu cầu bổ sung, thì ngày, tháng sinh được ghi theo Giấy chứng sinh; nếu không có Giấy chứng sinh, thì ngày, tháng sinh được xác định như sau:
- Đối với người chưa có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ghi về ngày, tháng sinh, thì ngày, tháng sinh được xác định theo văn bản cam đoan của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi); hoặc theo lời khai của người yêu cầu bổ sung, có xác nhận của người làm chứng (đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên).
- Đối với những người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên mà trong các hồ sơ, giấy tờ đã ghi thống nhất về ngày, tháng sinh, thì xác định theo ngày, tháng sinh đó. Trường hợp ngày, tháng sinh ghi trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên.
- Trong trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh theo hướng dẫn trên đây, thì ngày, tháng sinh là ngày 01 tháng 01.
Tại khoản 2 Điều 51 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải có quy định: “2. Mỗi người chỉ được cấp duy nhất 01 giấy phép lái xe bằng vật liệu PET.; ..”.
Hệ thống phần mềm được xây dựng với thuật toán sinh số giấy phép lái xe duy nhất gồm 3 dữ kiện là họ và tên, ngày, tháng, năm sinh và số Giấy chứng minh nhân dân (do cơ quan Công an cấp và quản lý) để nhập dữ liệu quản lý giấy phép lái xe yêu cầu phải đầy đủ và chính xác.
Cấp đổi Giấy phép lái xe yêu cầu ghi rõ ngày, tháng sinh nên trường hợp Giấy khai sinh của một người chỉ ghi năm sinh, không ghi ngày, tháng sinh, thì được ghi là ngày 1/1.
Mất giấy phép lái xe, muốn được cấp lại phải làm thế nào?
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
Người có giấy phép lái xe bị mất từ lần thứ ba trở lên trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Quá trình tự thực hiện:
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; - Thông tư 76/2004/TT-BTC ngày 29/07/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ; - Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ; - Thông tư 53/2007/TT-BTC ngày 21/5/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ. |
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn tại Đây của thủ tục này và nộp hồ sơ tại Sở GTVT.
- Bước 2: Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ: kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì phát hành giấy hẹn ngày đến làm thủ tục cấp lại.
- Bước 3: Sau 2 tháng nếu không phát hiện vi phạm thì Sở Giao thông vận tải tiến hành giải quyết hồ sơ và cấp GPLX.
- Bước 4: Trả kết quả.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ được nộp và trả kết quả trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận & Trả kết quả tại các điểm Sở GTVT ủy thác.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận;
- Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
- Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe bị mất (đối với trường hợp có hồ sơ gốc).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải (nơi quản lý giấy phép lái xe bị mất).
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
Lệ phí:
+ Lệ phí sát hạch thực hành lái xe trong hình: 230.000 đồng/1 lần sát hạch.
+ Lệ phí sát hạch thực hành lái xe trên đường: 50.000 đồng/1 lần sát hạch.
+ Lệ phí thi lý thuyết: 70.000 đồng/1 lần sát hạch;
+ Lệ phí cấp GPLX: 135.000 đồng.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
[mecloud]JAhW8rm1gt[/mecloud]