+Aa-
    Zalo

    Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận từ tháng 8 có thể ngừng thi công vì hết tiền?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từ tháng 8 tới, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (tổng vốn đầu tư hơn 9.600 tỷ đồng) có thể sẽ dừng thi công vì cạn vốn.

    Từ tháng 8 tới, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (tổng vốn đầu tư hơn 9.600 tỷ đồng) có thể sẽ dừng thi công vì cạn vốn.

    Nhà thầu căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư trả tiền - Ảnh: Vnexpress

    Tiền phong đưa tin, ngày 24/7, UBND tỉnh Tiền Giang đã họp với Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, liên quan đến việc đơn vị thi công một gói thầu tại dự án này dừng làm, căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư trả tiền một ngày trước.

    Ông Lưu Xuân Thủy - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả (một trong những đơn vị liên danh thực hiện dự án) cho biết: "Dự án hiện đã cạn vốn vì trên dưới 3.000 tỷ đồng vốn của chủ đầu tư và các nhà thầu thi công đã giải ngân hết vào đây”, ông Thủy thông tin và cho rằng khó khăn lớn nhất mà dự án gặp phải đó là dự án hiện chưa được giải ngân hơn 2.1000 tỷ đồng vốn từ ngân sách.

    Cũng theo ông Thủy, với tình trạng cạn vốn như hiện tại, nhiều khả năng dự án sẽ dừng thi công từ tháng 8 tới.

    Ông Thủy nói: “Chúng ta ngồi ở đây để xác định dự kiến một kế hoạch và phải có điểm dừng kỹ thuật, việc này là giải pháp để hạn chế tối đa các tổn thất, đồng thời để sẵn sàng tổ chức triển khai lại khi điều kiện thuận lợi”.

    Theo ông Thủy, mặc dù chủ đầu tư và các nhà thầu đã hết sức nỗ lực, nhưng đến nay vẫn còn những vướng mắc vượt khỏi khả năng của doanh nghiệp dự án cũng như sức chịu đựng của các nhà thầu.Theo PGS.TS Trần Chủng - nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng c

    Công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), trong nghề xây dựng, tất cả các công trình là một hệ tổng thể, tức nó được kết nối với nhau và tạo sức bền cho cả dự án. Vậy nên việc dừng kỹ thuật trước hết phải xác định trên cơ sở kỹ thuật, nghĩa là dừng ở chỗ nào mà không ảnh hưởng đến một cấu kiện hay một bộ phận công trình.

    Ông Chủng nêu ví dụ: "Xây một cây cầu, điểm dừng kỹ thuật khi làm xong phần trụ, chỉ còn chờ gác dầm, thì việc dừng này là hợp lý để tiếp tục công việc tiếp theo khi thuận lợi”.

    Quang cảnh buổi họp ngày 24/7 - Ảnh: Tiền phong

    Trong khi đó, theo Vnexpress, dự án trước đây của Bộ Giao thông Vận tải có tổng mức đầu tư hơn 14.600 tỷ đồng, đến tháng 3 năm nay giao lại cho UBND tỉnh Tiền Giang. Quy mô đầu tư đã được điều chỉnh tăng lên nhưng tháng 6/2017, tổng mức đầu tư lại giảm còn 9.668 tỷ đồng đã cho thấy nhiều bất cập.

    Cũng theo chủ đầu tư, Bộ Tài chính, Chính phủ đã có văn bản trình Quốc hội xem xét bố trí vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ dự án khoảng 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay chưa có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nên chưa thể xác định được kế hoạch bố trí vốn, thời gian giải ngân, làm cơ sở tính toán phương án tài chính điều chỉnh và ngân hàng thẩm định cho vay.

    Mặt khác, UBND tỉnh Tiền Giang vẫn chưa thống nhất một số giải pháp điều chỉnh kết cấu mặt đường và xử lý nền. Ngoài ra, phía ngân hàng cho vay hiện đưa ra các yêu cầu rất khó khăn và chưa phù hợp như mức vốn ngân sách tham gia 20,5%, tương đương 2.500 tỷ đồng; mức vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 30%, khoảng 3.700 tỷ đồng và chỉ cho vay tối đa 49% tổng vốn đầu tư.

    Chủ đầu tư cũng đề xuất trong trường hợp ngân hàng không thể thu xếp tín dụng, cần xem xét phương án sử dụng Trạm thu phí TP HCM - Trung Lương để phát hành Trái phiếu Dự án đầu tư, giao cho doanh nghiệp tổ chức thu phí, bổ sung nguồn vốn thực hiện dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

    "Nếu dự án không được rót vốn như cam kết, đến cuối tháng 8, rất có khả năng dự án phải dừng để giảm thiệt hại", ông Hồng nói.

    Ông Trần Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND Tiền Giang cho biết, tỉnh đã đăng ký lịch làm việc với Thủ tướng để xin ý kiến về vấn đề điều chỉnh dự án đồng thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn ngân sách tham gia vào dự án.

    "Trong thời gian chờ đợi, tỉnh kêu gọi các nhà thầu kiềm chế tránh gây mất an ninh, phối hợp với tỉnh giải quyết khó khăn trước mắt, tinh thần là vẫn sẽ tiếp tục thi công dự án đúng theo tiến độ quy định", ông Dũng nói.

    Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khởi công năm 2009, dài hơn 51 km, đi qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang. Đây là dự án trọng điểm giảm tải cho quốc lộ 1A. Cao tốc là một trong những tuyến đường huyết mạch, kết nối vùng Tây Nam Bộ với TP HCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

    Sau 10 năm liên tục đình trệ, hiện dự án đạt khoảng 22% tổng khối lượng thi công, tỉnh Tiền Giang đã giải phóng mặt bằng được 98%, khoảng 50 km. Theo dự kiến, cao tốc thông tuyến vào cuối năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng.

    Quỳnh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cao-toc-trung-luong---my-thuan-tu-thang-8-co-the-ngung-thi-cong-vi-het-tien-a285717.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan