+Aa-
    Zalo

    Cảnh sát đóng giả con trai của cặp vợ chồng suốt nhiều năm và câu chuyện đẫm nước mắt phía sau

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Để giúp người mẹ già mất con thoát khỏi những tháng ngày đau đơn, một sĩ quan cảnh sát đã tình nguyện giả làm con trai bà suốt nhiều năm.

    Để giúp người mẹ già mất con thoát khỏi những tháng ngày đau đơn, một sĩ quan cảnh sát đã tình nguyện giả làm con trai bà suốt nhiều năm. 

    Ông Xia Zhanhai và bà Liang Qiaoying là một cặp vợ chồng sống ở tỉnh Sơn Tây, phía Bắc Trung Quốc. Họ thường xuyên nhận được những tin nhắn hay lời chào từ một viên cảnh sát chu đáo, giống như anh con trai ruột của họ vậy. Sĩ quan Jiang cũng thường đưa bố mẹ nuôi đi chơi trong những chuyến nghỉ phép ngắn ngủi giữa lịch trình bận rộn của mình.

    Được biết, năm 2003, bà Liang Qiaoying và người con trai Xia Xiaoyu bị phơi nhiễm khí độc trong một vụ tai nạn. Bà Liang may mắn sống sót nhưng người con trai không qua khỏi.

    Năm 2010, trong khi xem một chương trình truyền hình về công việc của cảnh sát ở Thượng Hải, ông Xia bất ngờ khi nhìn thấy một cảnh sát có ngoại hình rất giống người con trai đã qua đời. Khi đó, ông Xia nghĩ rằng người đàn ông trẻ tuổi đó có thể là phương án giúp vợ mình hồi phục tinh thần và cười trở lại. Nhưng ông Xia không biết cách nào liên lạc với anh ấy. Tất cả những gì ông biết là anh đang công tác tại Pudong, cách đó 1.500 km.

    Làm mọi cách nhưng không thể tìm được chàng trai bí ẩn, ông Xia đăng ký tham gia một chương trình truyền hình ở Sơn Tây với hy vọng có thể tìm kiếm thông tin và gây chú ý với anh. Nhưng ông cũng không có thêm manh mối nào.

    Mãi đến năm 2013, một chương trình truyền hình thực tế ở Hàng Châu đã biết tới câu chuyện cảm động của ông Xia và quyết định giúp ông tìm kiếm người cảnh sát. Cuối cùng, họ tìm ra được chàng sĩ quan tên Jiang Jingwei.

    Khi nghe câu chuyện của gia đình ông Xia, anh Jiang đồng ý gặp mặt trên truyền hình. Là một người đàn ông đã lập gia đình, anh Jiang cảm thấy rất xúc động trước sự mất mát và nỗi đau của đôi vợ chồng già. Anh nói sẵn sàng giả vờ là người con trai đã mất của họ.

    "Lúc đầu, mẹ ruột của tôi không đồng ý khi tôi gọi người phụ nữ khác là mẹ. Nhưng sau đó, hai mẹ con đều thống nhất sẽ làm như vậy. Đó là một chuyện nên làm", anh Jiang chia sẻ trên China Daily.

    Cuộc gặp gỡ giữa bà Liang và “con trai” sau bao ngày xa cách đã diễn ra trên truyền hình. Người dẫn chương trình giải thích với Liang rằng do làm việc xa nhà trong nhiều năm nên giọng con trai bà đã thay đổi đáng kể, để tránh việc bà hoài nghi.

    Ngoài ra, họ cũng nói rằng do con trai ông bà Xia công tác trong một đơn vị an ninh đặc biệt nên anh không được phép nói bằng giọng quê Sơn Tây.

    Khi cả gia đình đoàn tụ, cả ông Xia, bà Liang đều bật khóc trước mặt Jiang. Đối với sĩ quan cảnh sát, người mà anh gọi là cha, mẹ chỉ là người xa lạ, anh vẫn cảm thấy xúc động và rơi nước mắt khi cúi xuống ôm bà Liang.

    Chàng cảnh sát (bên phải) có ngoại hình giống con trai ông Xia.

    Toàn bộ cuộc gặp chỉ diễn ra vài phút song có tác động lớn tới người phụ nữ bị liệt phải ngồi xe lăn.

    “Đêm đó, bà ấy đã ngủ như một đứa trẻ suốt hơn 8 tiếng”, ông Xia chia sẻ. “Trước đây, bà ấy luôn trằn trọc mỗi đêm”.

    Tuy thành phố mà cảnh sát Jiang sống cách đôi vợ chồng già đến 1.700 km, anh vẫn thường xuyên giữ liên lạc với cha mẹ nuôi giống như con ruột của họ. Anh còn gửi quần áo ấm cho ông bà trong mùa đông và bánh trung thu mỗi dịp rằm tháng Tám.

    Cuộc hội ngộ giữa ông bà và người "con trai" đã diễn ra cách đây 5 năm. Trong suốt 5 năm đó, anh Jiang vẫn thường xuyên liên lạc và quan tâm tới bố mẹ nuôi của mình.

    Mỹ An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-sat-dong-gia-con-trai-cua-cap-vo-chong-suot-nhieu-nam-va-cau-chuyen-dam-nuoc-mat-phia-sau-a217981.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan