(ĐSPL) - Mấy ngày gần đây, người dân cả nước xôn xao về những căn hộ giá 100 triệu ở Bình Dương. Được biết, đây là dự án nhà ở xã hội do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - TNHH một thành viên (Becamex IDC) là chủ đầu tư.
Ngày 3/4, tỉnh Bình Dương khánh thành 5.000 căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 1 và động thổ xây dựng hơn 10.000 căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2. Hiện đã có hàng ngàn người dân mua, vào ở trong những căn hộ giai đoạn 1, phần lớn theo hình thức trả góp.
Đây là dự án nhà ở xã hội được Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - TNHH một thành viên (Becamex IDC) khởi công xây dựng vào năm 2012 theo đề án do UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty Becamx IDC - chủ đầu tư xây căn hộ xã hội ở Bình Dương, cho biết hiện rất nhiều người dân muốn mua trả góp nhà ở xã hội bằng cách vay gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng từ chính phủ. Tuy nhiên thủ tục vay khá khó, người vay phải có 20\% vốn đối ứng. “Chúng tôi sẽ bàn với phía ngân hàng giải quyết việc này. Becamex sẽ đứng ra bảo lãnh để người dân vay tiền mua căn hộ” – ông Hùng nói.
Ông Bùi Văn Chiến, Phó Tổng Giám đốc Becamex IDC cho biết sở dĩ căn hộ được nhiều người mua là vì người dân chỉ phải trả trước 10\% giá trị căn hộ cho chủ đầu tư, rồi sẽ được xây và ở
Theo ông Bùi Văn Chiến, Phó Tổng Giám đốc Becamex IDC, những căn hộ giai đoạn 1 được bán ra với giá 110-155 triệu đồng tùy vị trí. Rất nhiều khách hàng không đủ điều kiện vay vốn hỗ trợ của nhà nước thì được Becamex bán trả chậm, trả góp với thời gia trả linh hoạt từ 5-10 năm. “Người dân tạm trú ở Bình Dương ít nhất 6 tháng và có 10\% tiền trả thì chúng tôi sẽ bán. Sau khi vào ở, mỗi tháng họ trả tiếp chỉ hơn 1 triệu đồng”.
Ngoài căn hộ loại 30 m2, Becamex IDC cho biết ở giai đoạn 2 sẽ có những căn hộ diện tích từ 50-70 m2 nhằm phục vụ nhu cầu lớn hơn của người mua. Ông Bùi Văn Chiến, Phó Tổng Giám đốc Becamex IDC, cho biết giá thấp nhất của căn hộ giai đoạn 2 vẫn là 110 triệu đồng/ căn, giá cao của mỗi căn hộ không quá 8 triệu đồng/m2.
Giai đoạn 2 Becamex IDC sẽ xây dựng khoảng 10 nghìn căn hộ tại phường Định Hòa (TP Thủ Dầu Một) và khu đô thị Việt Sing (thị xã Thuận An).
Cụ thể trong giai đoạn hai này, tại phường Định Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, Becamex IDC sẽ xây dựng 6.130 căn; tại Khu định cư Việt Sing, thị xã Thuận An, Becamex IDC sẽ xây dựng 4.652 căn.
Thuận lợi của các khu nhà ở này là được xây dựng bên trong các khu đô thị, cạnh các khu công nghiệp. Đồng thời các căn hộ được thiết kế khoa học, tiện nghi, dễ dàng chuyển đổi căn hộ 30 m2 thành 60 m2 và được thừa hưởng các tiện ích chung quanh do Nhà nước đầu tư như trường học, bệnh viện, nhà văn hóa thể thao, công viên…
Đây là dự án nhà ở xã hội được Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - TNHH một thành viên (Becamex IDC) khởi công xây dựng vào năm 2012 theo đề án do UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt. |
|
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - TNHH Một thành viên (Becamex IDC) được thành lập từ năm 1976, sau 37 năm xây dựng và phát triển đến nay Becamex IDC đã trở thành thương hiệu có uy tín trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp, Khu dân cư, Đô Thị và hạ tầng giao thông.
Trong quá trình hình thành và phát triển, để tăng khả năng cạnh tranh, công ty đã sáp nhập, đầu tư và thành lập các công ty thành viên. Đến nay công ty đã có 28 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực: chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, xây dựng, thương mại, bất động sản, dịch vụ, viễn thông – công nghệ thông tin, sản xuất bê tông, vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, dược phẩm, y tế và giáo dục.
Becamex IDC là DN Nhà nước với thế mạnh phát triển hạ tầng công nghiệp và đô thị hàng đầu Việt Nam hiện nay. Ngoài các KCN và đô thị do DN phát triển tại Bình Dương, hiện nay các KCN VSIP do Becamex IDC hợp tác với đối tác Singapore phát triển rất hiệu quả. Đến nay, 5 dự án KCN và khu liên hợp tại Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng và Quảng Ngãi đã thu hút hơn 500 nhà đầu tư từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư 7,4 tỷ đô la Mỹ, tạo hơn 140.000 việc làm cho người lao động.
Năm 2010, khi dự án thành phố mới Bình Dương được chính thức khởi công, không ít người hoài nghi về tham vọng của chủ đầu tư, tập đoàn Becamex IDC. Vấn đề đặt ra khi đó là Bình Dương có tỷ lệ dân số không cao, vậy thì tìm đâu 125.000 người về đây định cư, hơn 400.000 người thường xuyên làm việc. Và rồi, chủ đầu tư lấy đâu ra nguồn vốn lớn (khoảng 10 tỷ USD) để hoàn thành dự án cho đến năm 2020 đúng như kế hoạch.
Thế nhưng lúc này, Becamex đã giải tỏa sự hoài nghi của nhiều người, bởi các dự án được xây dựng khá nhanh và tương đối đồng bộ, từ đường sá, công viên, cây xanh, cho đến hàng loạt hạng mục như trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, biệt thự sinh thái.
Thành phố mới Bình Dương do Becamex làm chủ đầu tư với số vốn khoảng 10 tỷ USD |
|
Không khó để thấy sự sừng sững của các dự án như khu công nghệ kỹ thuật cao (vốn 400 triệu USD), khu đô thị Tokyu Bình Dương (vốn 1,2 tỷ USD), trường đại học quốc tế Miền Đông (24.000 sinh viên), bệnh viện đa khoa quốc tế miền Đông (quy mô 1.000 giường), hay mới đây là Trung tâm công nghệ và đổi mới nhằm hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với tham vọng sẽ trở thành thung lũng Silicon của Việt Nam.
Khác với nhiều quan điểm cho rằng doanh nghiệp nhà nước khó hiệu quả, Becamex cho thấy, họ không chỉ thể hiện vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế mà còn hiệu quả trong kinh doanh. Trường hợp của Becamex làm liên tưởng đến các “chaebol” (tên gọi các tập đoàn kinh tế chủ lực của nền kinh tế) ở Hàn Quốc từ thập niên 90.
Là một trong những tỉnh thuần nông nghiệp trước năm 1995, sau hơn 17 năm, Bình Dương có thể được xem là tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất Việt Nam với giá trị sản xuất năm 2011 đạt hơn 6 tỷ USD. Và Becamex nghiễm nhiên trở thành doanh nghiệp đầu tàu của tỉnh này khi chiếm gần 11\% GDP của tỉnh.
Video: Đối tượng nào được mua căn hộ giá 100 triệu ở Bình Dương?
Con số này được tạo nên bởi sự khởi đầu và phát triển ngoạn mục về hạ tầng khu công nghiệp và giao thông của Becamex IDC, với hàng loạt dự án điển hình như khu công nghiệp VSIP, Mỹ Phước, đại lộ Bình Dương. Tuy nhiên, Becamex chỉ thực sự trở thành “cú đấm mạnh” của Bình Dương khi được Ủy ban tỉnh giao làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương và chứa trong lòng nó là thành phố mới Bình Dương rộng 1.000 ha.
Trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nước trở nên khó khăn thì ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương thời bấy giờ lại rất tự tin khi nhắc về Becamex IDC: “Nếu không có công ty này làm đầu tàu, bao sân thực hiện thì các công trình, dự án trọng điểm kinh tế-xã hội mang tính đột phá của tỉnh trong thời gian qua sẽ khó thành công”.
Vậy sự thành công trong “chaebol” Becamex đến từ đâu? Đây là mô hình doanh nghiệp hoạt động theo kiểu công ty mẹ-con (28 công ty con và công ty mẹ) với vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng, nguồn vốn kinh doanh công ty mẹ là 14.726 tỷ đồng.
Theo phân tích của Tiến sĩ Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện kinh tế TP HCM, doanh nghiệp trong mô hình này sẽ có mức độ tự chủ rất cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan hệ trên cơ sở “hợp đồng kinh tế” cũng giúp giảm hẳn tính mệnh lệnh hành chính, đầy áp đặt như các tổng công ty nhà nước không theo mô hình này.
Thực tế cho thấy, mô hình này đã tạo nên hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của không chỉ công ty mẹ. Hai công ty con chuyên về bất động sản và hạ tầng của Becamex là TDC và IJC đã đạt hiệu quả khá cao trong 3 năm kinh doanh 2009-2011. TDC đạt tăng trưởng doanh thu bình quân là 51\% bên cạnh các chỉ số khác là lợi nhuận, ROE, ROC lần lượt 53\%, 29\% và 19\%. Trong khi đó, với IJC, 4 chỉ số doanh thu, lợi nhuận, ROE, ROC là 81\%, 49\%, 20\% và 13\%.
Còn nhìn chung, tổng doanh thu năm 2011 của Becamex IDC đạt doanh thu 11.458 tỷ đồng, lợi nhuận 2.389 tỷ đồng.
Vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng Becamex IDC hiệu quả là do được các chính sách hỗ trợ tích cực của Bình Dương về vốn, đất đai, tài nguyên. Điều này được ông Lê Việt Dũng, Phó gám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương lý giải là do tỉnh đang chủ đích thông qua phát triển hạ tầng phục vụ cho mục đích “trải thảm đỏ đón chào các nhà đầu tư, trải chiếu hoa đón chào các nhà trí thức”.
Mục tiêu của các nhà lãnh đạo cấp cao Bình Dương dường như không quá xa vời khi trong một thời gian rất dài, Bình Dương đã luôn dẫn đầu năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư, được nhìn rõ qua 9 tháng đầu năm, trong khi thu hút FDI cả nước có sự sụt giảm thì tỉnhnày vẫn cho thấy sự vượt trội, đạt tới 2,44 tỷ USD.
Theo phân tích của tiến sĩ trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế TP HCM, doanh nghiệp trong mô hình này sẽ có mức độ tự chủ rất cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan hệ trên cơ sở “hợp đồng kinh tế” cũng giúp giảm hẳn tính mệnh lệnh hành chính, đầy áp đặt như các công ty nhà nước không theo mô hình này.
Thực tế cho thấy, mô hình này đã tạo nên hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của không chỉ công ty mẹ. Hai công ty con chuyên về bất động sản và hạ tầng của Becamex là TDC và IJC đã đạt hiệu quả khá cao trong 3 năm kinh doanh 2009 – 2011. TDC đạt tăng trưởng doanh thu bình quân là 51\% bên cạnh các chỉ số khác là lợi nhuận, ROE, ROC, lần lượt là 53\%, 29\% và 19\%. Trong khi đó với IJC, 4 chỉ số doanh thu, lợi nhuận, ROE, ROC là 81\%, 49\%, 20\% và 13\%. Còn nhìn chung tổng doanh thu năm 2011 của Becamex IDC đạt doanh thu 11.458 tỷ đồng, lợi nhuận 2.398 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Công ty Becamex IDC |
|
Năm 2014 tiếp tục có nhiều dự án FDI đầu tư vào các KCN do Becamex IDC làm chủ đầu tư hoặc liên doanh góp vốn. Cụ thể, các KCN Việt Nam - Singapore do Becamex IDC liên doanh với Singapore đầu tư tại Bình Dương, năm 2014 đã thu hút 623 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư FDI, tăng 86,3\% so với năm 2013, đạt 207,5\% so với kế hoạch năm 2014 và chiếm 40\% tổng vốn đầu tư FDI vào tỉnh trong năm. Kết quả này đã nâng số lượng dự án trong các KCN VSIP tại Bình Dương lên 414 dự án, trong đó có 393 dự án vốn FDI với tổng vốn đăng ký gần 5,43 tỷ đô la Mỹ và 21 dự án của doanh nghiệp (DN) trong nước với tổng vốn đăng ký 3.894 tỷ đồng. Tại các KCN Mỹ Phước do Becamex IDC làm chủ đầu tư, năm 2014 tiếp tục có thêm nhiều dự án mới được cấp chứng nhận đầu tư. Qua đó, nâng nguồn vốn FDI vào các KCN Mỹ Phước 1, 2 và 3 (TX. Bến Cát) và KCN Bàu Bàng (huyện Bàu Bàng) lên hơn 400 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 3,2 tỷ đô la Mỹ.
Nhiều DN đã đánh giá cao về các KCN do Becamex IDC làm chủ đầu tư và hợp tác đầu tư, cho rằng các KCN này có hạ tầng hiện đại và đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối với các tỉnh, thành hoàn chỉnh và thuận lợi, nguồn lao động dồi dào… đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư.
Bên cạnh việc thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, trong thời gian gần đây đã có nhiều dự án đầu tư vào nhiều lĩnh vực dịch vụ và đô thị do Becamex IDC làm chủ đầu tư hoặc liên doanh hợp tác. Cụ thể như dự án Khu đô thị sinh thái EcoLakes Mỹ Phước (phường Mỹ Phước, TX.Bến Cát) có quy mô lên đến 226 ha với tổng vốn đầu tư hơn 620 triệu đô la Mỹ do Công ty Cổ phần SetiaBecamex (liên doanh giữa Tập đoàn SP Setia Berhad (Malaysia) với Becamex IDC) đầu tư; dự án Khu đô thị Tokyu Bình Dương tại Thành phố mới Bình Dương do Công ty TNHH Becamex Tokyu (liên doanh giữa Becamex IDC và Tập đoàn Tokyu của Nhật Bản) đầu tư với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ đô la Mỹ...
Với việc thu hút đầu tư hiệu quả nói trên, Becamex IDC đã góp phần quan trọng giúp KT-XH Bình Dương phát triển và đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua. Cụ thể là tăng tổng sản phẩm trong tỉnh, nguồn thu cho ngân sách ngày càng cao, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, tăng nhanh quá trình đô thị hóa... Qua đó tác động tích cực thúc đẩy Bình Dương trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước và tạo lực góp phần đưa Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-ho-gia-100-trieu-o-binh-duong-tiet-lo-ve-dai-gia-tiem-luc-hung-hau-a89991.html