(ĐSPL)- Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi. Sau khi cắn người, con rắn thường chạy mất, nạn nhân không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc, nhất là trong đêm tối.
Vì thế, chẳng may bị rắn cắn hoặc có người nhà bị rắn cắn bạn nên bình tĩnh làm theo các bước sau đây:
Xác định loại rắn độc và không độc
Trước tiên bạn cần nhanh trí xác định đây là loại rắn có độc hay không có độc để biết cách sơ cứu kịp thời.
Rắn có độc: Đây là loại rắn nguy hiểm và thường gây ra các hiện tượng phản ứng ngay lập tức hoặc để vài giờ bệnh nhân có triệu chứng miệng bị cứng lại, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt, nôn ra máu… Nhìn vào vết thương sẽ thấy 2 vết răng nanh, mỗi răng cách nhau khoảng 5mm và một số vết răng nhỏ.
Rắn không độc: Không gây ra phản ứng cho nạn nhân. Nhìn vào vết cắn thấy 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và đặc biệt không có răng nanh.
Xem thêm video:
Cách xua đuổi và sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn
Mục tiêu của sơ cứu khi bị rắn cắn
+ Làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, nhờ đó nạn nhân có đủ thời gian để kịp được vận chuyển đến cơ sở y tế khi chưa có biểu hiện ngộ độc.
+ Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, chữa các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện sớm và ngăn chặn các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.
+ Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu).
+ Bạn nên nhớ không được kích động hay làm nạn nhân hoảng loạn mà nên trấn an tinh thần người bị rắn cắn.
Cách sơ cứu kịp thời cho bệnh nhân bị rắn cắn
Nếu bị nhóm rắn hổ cắn:
Các loại rắn như hổ mang, rắn ráo... (loại Colubridae) có độc tố thần kinh. Chỗ rắn cắn không đau lắm nhưng chân tê bại, mệt mỏi cao độ, buồn ngủ, muốn ngất, nấc, nôn, tối loạn cơ tròn... Mạch yếu, huyết áp hạ, khó thở, hôn mê rồi tử vong sau 6 giờ.
Bước 1: Băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón... Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.
Bước 2: Tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2\%.
Bước 3: Rạch nhẹ vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2 cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.
Bước 4: Hút máu tại chỗ rắn cắn để đưa bớt độc tố ra khỏi cơ thể nạn nhân. Hút đến khi thấy máu đỏ tươi chảy ra thì dừng lại.
Bước 5: Rửa lại vết cắn rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.
Nếu bị nhóm rắn lục cắn:
Rắn lục (loại Vipéridae) có độc tố gây xuất huyết. Toàn chi bị rắn cắn đau dữ dội, da đỏ bầm, có những đám xuất huyết, chỗ bị rắn cắn phù (sau dễ bị hoại tử). Sau 30'- 1h: nôn, ỉa lỏng, mạch nhanh nhỏ, huyết hạ, ngất xỉu.
Trước tiên cần giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Bạn lưu ý, với trường hợp này không cần garô, rạch rộng, hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Khi sơ cứu xong cần chuyển nạn nhân tới ngay bệnh viện có khoa hồi sức cấp cứu. Tuyệt đối không đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.
Nếu bị rắn cắn sau 15-30' mà vết cắn không đau, không phù, chỗ bị cắn không tê bại thì không phải rắn độc cắn.
Xem thêm clip Sơ cứu khi bị rắn cắn:
PV (Tổng Hợp)