+Aa-
    Zalo

    Cách phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh suy thận

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Suy thận là căn bệnh nguy hiểm nhưng đại đa số người bệnh nhân được phát hiện thời điểm đã muộn, bỏ lỡ thời gian chữa trị tốt nhất.

    Suy thận là căn bệnh nguy hiểm nhưng đại đa số người bệnh nhân được phát hiện thời điểm đã muộn, bỏ lỡ thời gian chữa trị tốt nhất.

    Chi phí để điều trị cho người bị suy thận rất đắt đỏ, nguy cơ tử vong cũng cao. Suy thận thời kì đầu có dấu hiệu phát bệnh không rõ ràng, người bệnh dễ dàng bỏ qua khiến căn bệnh chuyển biến nặng hơn, điều trị cũng khó khăn hơn. Vì vậy, chủ động ngăn ngừa và phát hiện sớm căn bệnh này là mục tiêu hướng tới của ngành y tế công cộng và toàn xã hội.

    Làm thế nào để phát hiện bệnh thận sớm?

    Đầu tiên, chúng ta cần chú ý đến những "tín hiệu" của bệnh. Mặc dù không phải bệnh nhân nào cũng có triệu chứng giống nhau nhưng một số triệu chứng thông thường như: mệt mỏi, suy nhược, mí mắt và mặt nặng nề, phù chi dưới, nước tiểu có nhiều bọt, nước tiểu bất thường, đau đớn hoặc đi tiểu khó, tiểu đêm... thì ai cũng có thể quan sát được.

    Khám sức khỏe định kì là phương pháp tốt nhất để phát hiện bệnh thận sớm.

    Nếu bạn phát hiện mình có một trong những triệu chứng trên thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Việc rối loạn chức năng thận sẽ khiến người mất cảm giác ăn uống ngon miệng, buồn nôn, nôn mửa, đau lưng, huyết áp cao (nhất là với người trẻ tuổi), hơi thở hôi, ngứa, run cơ, tê mỏi, khó tập trung và giảm trí nhớ... Nếu có những triệu chứng như vậy cần đến bệnh viện để kiểm tra chức năng thận ngay.

    Thứ hai là cần đi khám sức khoẻ định kỳ. Trên thực tế, khám sức khoẻ định kỳ là phương pháp chính để phát hiện bệnh thận mãn tính ở người khỏe mạnh. Người khỏe mạnh cần kiểm tra thường xuyên nước tiểu và chức năng thận mỗi năm một lần. Các bài kiểm tra sức khoẻ định kỳ bao gồm thói quen đi tiểu, định lượng protein urê 24 giờ, albumin / creatinin nước tiểu, creatinin huyết thanh, và siêu âm màu thận.

    Thứ ba, các nhóm người có nguy cơ cao bao gồm những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp, bệnh chuyển hóa (ví dụ như béo phì, tăng acid uric máu, rối loạn lipid máu) bệnh nhân có tiền sử gia đình, bệnh nhân bị bệnh tự miễn dịch, nhiễm trùng toàn thân, người độ tuổi trên 65... cần càng phải chú ý hơn. Những người này nên chú ý tới huyết áp, lượng đường trong máu, lipid máu, acid uric máu và các chỉ số khác, ít nhất là làm xét nghiệm nước tiểu mỗi 6 tháng 1 lần để theo dõi lượng albumin / creatinin niệu chức năng thận nhằm phát hiện sớm tổn thương thận nếu có.

    Những lưu ý quan trọng trong công tác phòng bệnh suy thận

    Phòng ngừa là cách tốt nhất để đối phó với căn bệnh suy thận.

    Để ngăn ngừa có hiệu quả bệnh thận mãn tính, trước tiên chúng ta phải biết những yếu tố nguy cơ nào có thể đẩy nhanh tiến triển của bệnh thận. Các yếu tố nguy cơ bao gồm chế độ ăn giàu chất đạm, suy dinh dưỡng, protein niệu liên tục, cao huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, nhiễm trùng, thuốc, sỏi tiết niệu và các loại bệnh tương tự.

    Protein niệu là yếu tố cho thấy một người có nguy cơ bị suy thận hay không. Nếu nước tiểu có chứa nhiều protein sẽ có màu đục, đặc biệt khi nhỏ giấm hoặc acid sulfosalicylic sẽ xayra hiện tượng kết tủa, vẩn đục. Cho nên, nếu có protein niệu thì cần nhanh chóng đi đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thận.

    - Kiểm soát huyết áp cao: Huyết áp cao không kiểm soát về lâu dài sẽ tiếp tục làm hư hại các mạch máu ở thận, gây ra hiện tượng "cao ba" cầu thận, cuối cùng dẫn đến xơ vữa động mạch và xơ hóa thận, dẫn đến suy giảm chức năng của thận.

    - Kiểm soát bệnh tiểu đường: Khi bệnh tiểu đường nặng lên và kéo dài thì các tiểu cầu sẽ dần dần cứng lại, xơ hóa, protein niệu tăng cao và làm suy giảm chức năng thận.

    - Tránh nhiễm trùng: Khi bị viêm đường mũi họng hay amida hoặc đường tiêu hóa, cần được chữa khỏi nhanh chóng để tránh bệnh chuyển thành viêm cầu thận cấp.

    Các xét nghiệm nước tiểu và các xét nghiệm chức năng thận được thực hiện trước khi phụ nữ mang thai sẽ giúp họ phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu kịp thời khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Việc này giúp bác sĩ có phương án điều trị kịp thời, tránh để bệnh ảnh hưởng và tăng gánh nặng lên thận trong khi thời gian mang thai, có thể dẫn đến rối loạn chức năng thận.

    Mọi người đều phải chủ động kiểm soát những yếu tố nguy cơ trên này để trì hoãn sự tiến triển của bệnh thận.

    Hơn nữa, chúng ta cần phải hiểu những thói quen xấu làm hại đến thận là gì? Các thói quen ăn uống có hại bao gồm ăn quá mặn, uống nước lã thay vì nước đun sôi, uống nhiều bia, chế độ ăn quá nhiều đạm, ăn quá nhiều dầu mỡ, quá ngọt, uống trà đặc sau khi ăn... Các thói quen sinh hoạt xấu bao gồm lạm dụng ma túy, đi tiểu thường xuyên, hút thuốc lá, thức khuya và không tập thể dục.

    Những thói quen xấu dưới đây sẽ dần dần gây thiệt hại cho thận và bạn cần điều chỉnh ngay:

    1. Đừng để cơ thể quá mệt mỏi: Khi người ta mệt mỏi, áp lực công việc và căng thẳng tinh thần có xu hướng làm giảm sức đề kháng cơ thể, dẫn đến nhiễm vi khuẩn và virut gây tổn thương thận.

    2. Không ăn quá nhiều, uống nước với liều lượng thích hợp mỗi ngày, không nhịn đi tiểu để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận.

    3. Tránh dùng thuốc giảm đau liều cao. Thuốc giảm đau có thể làm giảm triệu chứng bệnh và cơn đau nhưng gây độc tính lên thận. Nếu sử dụng lâu dài, sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho thận và tổn thương thận là không thể tránh khỏi.

    4. Không dùng thuốc mà không có đơn của bác sĩ. Không chỉ có thuốc Tây mà một số loại thuốc Bắc cũng có chứa axit aristolochic, đây là chất độc gây hại cho thận và cần tránh hết sức có thể.

    Minh Minh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-phat-hien-som-va-ngan-ngua-benh-suy-than-a226891.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan