Để chuẩn bị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các bạn học sinh thường phải tất bật chuẩn bị trang trí cho báo tường. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn cách làm báo tường đơn giản nhưng vẫn đầy ấn tượng để gửi tặng thầy cô.
Hình ảnh một tờ báo tường do học sinh chuẩn bị. |
Để chuẩn bị cho ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngoài những bó hoa tươi thắm, lời chúc 20/11, bài thơ, truyện ngắn, ca dao, hoạt động văn nghệ thì báo tường là một hoạt động không thể thiếu để các học sinh gửi gắm lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo của mình.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm một tờ báo tường đơn giản nhưng vẫn đầy ấn tượng nhằm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Bước 1: Chuẩn bị làm báo tường
Chuẩn bị một tờ giấy khổ A0 (hoặc có thể sử dụng các loại bìa cứng có hoa văn, màu sắc, đường vân,..). Sau đó đóng nẹp và đính dây treo lên đinh.
Ngoài ra bạn còn cần chuẩn bị một số đồ dùng khác như bút màu, bút chì, thước kẻ, kéo, keo dán...
Bước 2: Dùng bút màu và màu nước đặt tiêu đề cho báo tường
Để làm được báo tường cần xác định rõ ý tưởng hay chủ đề (tiêu đề) phù hợp cho tờ báo. Đối với học sinh, để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 có thể lựa chọn các tiêu đề cho tờ báo như sau: người lái đò, tình thầy trò, nghĩa lặng, mực tím...
Việc lựa chọn được cái tên và thiết kế sao cho đẹp quyết định đến phân nửa sự thành công của tờ báo tường.
Tiêu đề thường là những chủ đề liên quan đến ngày Nhà giáo Việt Nam, trường lớp, thầy cô, bạn bè như: Chuyến đò nghĩa tình, Cội nguồn tương lai, Khoảng lặng, Bụi phấn, Mực tím, Một thời áo trắng, Nắng sân trường, Người lái đò, Chuyến đò nghĩa tình, Bến đò yêu thương, Ước mơ xanh, Kính dâng thầy cô, Hoa 20/11,…
Mỗi tiêu đề đều chứa đựng những ý nghĩa riêng, những cảm xúc chân thực và lòng biết ơn gửi đến thầy cô. Các bạn nên chọn những từ hay cụm từ sao cho ngắn và đầy ý nghĩa. Với mỗi tiêu đề bạn nên chọn những cách thể hiện cũng như màu sắc, hình vẽ phù hợp để tạo mạch chung liên kết cho tờ báo tường thêm độc đáo. Trang trí chú ý đầu báo chiếm 1/4 hay 1/5 tờ báo là vừa.
Bước 3: Viết lời ngỏ
Lời ngỏ là một phần không thể thiếu của một tờ báo tường. Nó như một cánh cửa mở ra nhiều điều bất ngờ trong tờ báo tường. Một tờ báo tường ấn tượng trước hết phải có một lời ngỏ hay.
Bước 4: Nội dung các mục
Thiết kế các mục khác trong tờ báo tường như Trang thơ, cảm nghĩ, vè, truyện ngắn... để tờ báo tường thêm ý nghĩa và hấp dẫn. Nên đa dạng thể loại như trang văn, trang thơ, trang vui học tập, câu đố vui về ngày 20/11, vui cười, mẹo hay, châm ngôn, ca dao về thầy cô, ô chữ, Thơ, Tranh cổ động hoặc châm biếm, Cảm xúc, Bài hát... Nói tóm lại các bài viết phải đúng chủ đề 20/11, đủ các nội dung đề tài.
Thơ: Tìm các bài thơ về chủ đề 20/11, chủ đề thầy cô, học trò, mái trường...
Truyện ngắn: Một số mẩu chuyện ngắn về tình thầy trò, tình bạn, tôn vinh giá trị công lao to lớn của thầy cô...
Phần nội dung thường chiếm 3/4 - 4/5 tờ báo tường.
Bước 5: Vẽ hình và dán tranh ảnh lên tờ báo tường
Bạn có thể trang trí những tranh ảnh đẹp, ngộ nghĩnh liên quan đến chủ đề 20/11 hay các chủ đề liên quan đến tuổi học trò. Các chi tiết của báo tường thường được vẽ, viết bằng tay trực tiếp lên giấy, bìa; hoặc được trình bày bằng cách dán, treo lên trên không gian của giấy...
Dưới đây là một số mẫu báo tường đẹp cho ngày 20/11 cho các bạn học sinh tham khảo:
Thủy Tiên (T/h)