+Aa-
    Zalo

    Cách dạy học sinh không tham của rơi tại ngôi trường tiểu học ở Đồng Tháp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngoài biểu dương, khen ngợi học sinh, trường tiểu học Giồng Găng còn thành lập tổ tư vấn để hướng dẫn, lý giải về hành động nhặt được của rơi mang trả lại người mất.

    Ngoài biểu dương, khen ngợi học sinh, trường tiểu học Giồng Găng còn thành lập tổ tư vấn học đường để hướng dẫn, lý giải về hành động nhặt được của rơi mang trả lại người mất.

    Trường tiểu học Giồng Giăng, nơi có hơn 170 lượt học sinh trả lại của rơi trong 2 năm học. Ảnh: Vietnamnet. 

    Theo Tiền Phong, qua 2 năm học 2017-2018 và 2018-2019, tại trường tiểu học Giồng Găng (xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp) có trên 170 lượt HS nhặt được 3 điện thoại, hơn 4 lượng vàng 24K, trên 500.000 đồng tiền mặt và trả lại cho người đánh rơi.

    Được biết, đa số các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí nhiều em đi học không có tiền ăn quà bánh. Thế nhưng khi nhặt được 1.000 đồng hay vài chục ngàn các em đều mang đến trường nhờ trả lại.

    Tài sản có giá trị nhất mà học sinh trường nhặt được là 4 lượng vàng 24K của chị Lê Thị Hồng (ngụ xã An Phước, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp) đánh rơi vào chiều 28/12/2018 tại sân trường. Hai em Huỳnh Thị Như Ý, Nguyễn Thị Ngọc Ý (cùng học lớp 3A) đã nhặt được số vàng trên, ngay lập tức các em báo phụ huynh đến nhờ trường tìm người đánh rơi trả lại.

    Chia sẻ trên Vietnamnet, ông Nguyễn Khắc Đảm, hiệu trưởng nhà trường cho biết, mô hình vận động học sinh trả lại của rơi được bắt đầu triển khai từ cuối năm 2017.

    “Chứng kiến những học sinh nhặt được của rơi nhưng không biết làm cách nào để trả lại. Có những em cầm lấy sử dụng cho mục đích riêng, có em mang tới nhờ thầy cô trả, nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Nhiều lần như vậy, nhà trường xét thấy cần phải làm cách nào đấy để vấn đề này được giải quyết hiệu quả. Và chúng tôi nghĩ ra là ghi chép cụ thể vào sổ sẽ dễ quản lý hơn”.

    Cuốn sổ được quản lý công khai, ghi chép tỉ mỉ. Các em học sinh có thể thông qua giáo viên chủ nhiệm, đội cờ đỏ hoặc giáo viên tổng phụ trách để trả lại đồ nhặt được.

    “Ban đầu, việc ghi chép và quản lý khá phức tạp. Vì nhiều khi, học sinh chỉ nhặt được 1.000 đồng, 3.000 đồng. Nhưng nhà trường vẫn ghi chép đầy đủ”, ông Đảm cho biết.

    Bên cạnh đó, những học sinh mang trả lại vật nhặt được không chỉ được tuyên dương trước lớp, vào buổi chào cờ, các em còn được tuyên dương trước toàn trường. Theo ông Đảm, được khen ngợi sẽ khiến các em cảm thấy vui vẻ, dù rằng lúc đó có thể các em chưa nhận thức rõ ý nghĩa hành động của mình. Nhưng dần dần, khi nhìn thấy niềm vui của những người được trả lại, các em sẽ có nhận thức thiết thực hơn.

    Không những thế, trường tiểu học Giồng Găng còn thành lập tổ tư vấn học đường có nhiệm vụ giải quyết những thắc mắc của học sinh trong học tập, đồng thời tư vấn tâm lý cho các em khi gặp khó khăn. Và tổ tư vấn học đường cũng sẽ hướng dẫn, lý giải, phân tích đúng sai khi phát hiện học sinh nhặt được của rơi nhưng không mang trả lại.

    Được biết, toàn bộ số tiền học sinh trả lại không có người nhận sẽ được nhà trường trích ra để mua quần áo cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Ông Đảm nhận định, luôn công khai, minh bạch trong mọi hoạt động thì mới có thể kêu gọi học sinh trung thực.

    Thanh Tùng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-day-hoc-sinh-khong-tham-cua-roi-tai-ngoi-truong-tieu-hoc-o-dong-thap-a288945.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan