+Aa-
    Zalo

    Cách chuẩn bị lễ cúng cô hồn đúng cách nhất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Việc chuẩn bị lễ cúng cô hồn tại gia vào lễ Vu Lan hay ngày rằm tháng 7 vẫn còn khiến nhiều băn khoăn vì không biết làm sao cho đúng.

    Việc chuẩn bị lễ cúng cô hồn tại gia vào lễ Vu Lan hay ngày rằm tháng 7 vẫn còn khiến nhiều băn khoăn vì không biết làm sao cho đúng.

    Ý nghĩa của việc cúng chúng sinh

    Theo quan niệm của người Việt, con người có cả phần hồn và xác. Khi con người chết đi, phần hồn vẫn tồn tại. Tùy theo nghiệp mà họ đã tạo ra khi còn sống, phần hồn đó sẽ theo 3 cõi (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) sáu đường (Trời, Atula, Người, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa Ngục) luân hồi.

    Phật giáo mô tả loài ngạ quỷ luôn đói khát nhưng không thể ăn uống được vì cổ họng của chúng quá nhỏ.

    Phần hồn sinh thành Ngạ quỷ sẽ vật vờ quấy nhiễu dương gian, còn xuống Địa phủ sẽ được cai quản bởi Diêm Vương. Và theo truyền thuyết dân gian, từ mùng 2-14/7 Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan và đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 cánh cửa lại được đóng lại, các ma quỷ phải quay về địa ngục.

    Chính vì vậy, vào đêm 14/7, người dân Việt thường cúng cô hồn. Trong lễ cúng có đồ cúng, bài cúng cô hồn và cả phần lễ hóa vàng để cúng cho những hồn ma quỷ, xua đuổi vận hạn và cầu được bình an.

    Vì là cúng Thí thực (bố thí thức ăn) nên mâm cúng không có cúng xôi, gà, đồ ăn mặn.

    Hớp cháo lá đa

    Phần cúng quan trọng nhất của mâm cúng chúng sinh là món cháo loãng. Quan niệm dân gian cho rằng, món này dành cho những quỷ đói bị đày đọa có thực quản nhỏ và hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Bởi vậy, khi chuẩn bị mâm cúng đúng cách cúng cô hồn nhất thiết cần phải có món cháo loãng.

    Cháo loãng là món không thể thiếu trong lễ cúng chúng sinh.

    Cháo được nấu loãng ra, sau đó được đổ vào những chiếc lá đa hoặc lá mít – đã được cuốn lại cẩn thận như những chiếc phễu nhỏ, gọi là cuốn “bồ kề”. Cũng có khi cháo được đổ ngay trên mặt lá đa lật ngửa. Thứ đồ cúng ít ỏi ấy, không thể gọi là bát cháo mà chỉ là hớp cháo, được đặt lên những manh chiếu, những chiếc nong, chiếc nia, hay đơn giản là cài vào một cái que cắm ở đầu đường.

    Vì sao phải làm như thế? Là vì các cô hồn nhiều không kể xiết, phải chia nhỏ ra như thế để có thể có đủ đồ cúng mà phân phát cho tất cả…

    Nhiều người còn ghi nhận rằng, ngày xưa, sau khi cúng cháo lá đa xong, người ta còn phân phát cho những người nghèo đói, lang thang cơ nhỡ. Thậm chí ngay trong khi thầy đang cúng, người ta còn “bật đèn xanh” cho lũ trẻ nhà nghèo lao vào cướp cháo trên những chiếc lá đa để húp sụp soạt tại chỗ, hoặc đổ vào cái bát, cái liễn mang về, như một cách để cứu rỗi cho những người đói mà cũng là để lấy lộc.

    Sống đã chịu nhiều bề phiền não

    Thác lại nhờ hớp cháo lá đa

    (Văn tế thập loại chúng sinh)

    Cách chuẩn bị lễ cúng cô hồn

    Người ta không dùng xôi hay thức ăn mặn để cúng cô hồn.

    Bên cạnh việc phải nắm được văn khấn cúng rằm tháng 7, gia chủ cũng cần chuẩn bị mâm cỗ cúng cô hồn bao gồm:

    - Muối gạo (1 đĩa).

    - Cháo trắng nấu lỏng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt.

    - Giấy áo, giấy tiền vàng bạc.

    - Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).

    - 12 cục đường thẻ.

    - Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá, thường là tiền mệnh giá nhỏ).

    - Nước: 3 ly nhỏ.

    - Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

    - 3 cây nhang.

    - 2 ngọn nến nhỏ.

    - Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

    Lưu ý, khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng tương ứng với 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-chuan-bi-le-cung-co-hon-dung-cach-nhat-a200530.html
    Sự kiện: Lễ Vu Lan
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan